390/9 Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Sink và Source là gì? Cách phân biệt và ứng dụng của chúng trong PLC

    2.3/5 (3 Reviews)
    09 - 01 - 2023

    Tóm Tắt

    Sink và Source là 2 thuật ngữ, thường gặp nhiều trong PLC điều khiển tự động. Bạn đã hiểu Sink và Source là gì hay chưa? Sự khác biệt giữa sink và source như thế nào? Cùng tìm hiểu về sink và source

    Công nghệ tự động hóa là giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp trong sản xuất, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Lắp đặt hệ thống tự động hóa, điều khiển lập trình với PLC, phần mềm tích hợp là điều tất yếu ở thời điểm hiện tại.

    Sink và Source là gì? Cách phân biệt và ứng dụng của chúng trong PLC

    Vận hành hệ thống tự động hóa cần hiểu các thuật ngữ liên quan để lắp đặt và sử dụng thiết bị máy móc hiệu quả. Sink/Source là 2 thuật ngữ, thường gặp nhiều trong PLC điều khiển tự động. Bạn đã hiểu Sink và Source là gì hay chưa? Giữa chúng có gì khác biệt và ứng dụng cụ thể trong PLC như thế nào? Cùng Batiea tìm hiểu Sink & Source qua bài viết dưới đây nhé.

    Tìm hiểu về Sink và Source là gì?

    Thuật ngữ Sink/Source được sử dụng nhiều trong mạch điện tự động hóa. Vậy, thực tế chúng là gì và sự khác biệt giữa Sink & Cource như thế nào?

    Định nghĩa thuật ngữ Sink/Source 

    Sink hay Sinking - Source hay Sourcing là 2 thuật ngữ mô tả chiều điều khiển của dòng điện 1 chiều trong tải. Với các thiết bị điện dạng logic nhị phân 1-0 đều cần quan tâm đến sink và source, mặc định sử dụng 1 trong 2 loại. Cụ thể:

    • Sinking digital I/O cung cấp kết nối đất với tải.
    • Sourcing digital I/O cung cấp nguồn điện áp cho tải.

    Ví dụ một số sản phẩm trong Module Input/Output có sử dụng kết nối Sink / Source như:

    Loại sản phẩmMã sản phẩm
    Digital I/O SM 1223, 16 DI / 16 DO, Sink/Source6ES7223-1PL32-0XB0
    Digital I/O SM 1223 8 DI / 8 DO, Sink/Source6ES7223-1PH32-0XB0
    Digital I/O SM 1223, 16 DI / 16 DO, Sink/Source6ES7223-1BL32-0XB0
    Digital I/O SM 1223 8 DI / 8 DO, Sink/Source6ES7223-1BH32-0XB0

    So sánh sự khác biệt giữa Sink/Source như thế nào?

    Vậy, chúng ta cần phân biệt rõ hơn về 2 thuật ngữ điện này, để xác định được loại tương thích với thiết bị điện, lắp nối mạch một cách hiệu quả. Cụ thể:

    • Sinking input là thiết bị nhận tín hiệu nhưng không cung cấp điện, hoạt động như một tải có điện trở. Yêu cầu, sinking input phải kết nối với một thiết bị cung cấp tín hiệu đầu ra với nguồn điện 1 chiều trong mạch.
    • Courcing input là thiết bị nhận tín hiệu và đồng thời cung cấp điện cho tín hiệu đầu vào. Yêu cầu, courcing input phải được kết nối với đầu ra, ví dụ như bộ phát tín hiệu 2 dây có sử dụng điện từ thiết bị nhận.
    • Sinking output là ngõ ra của tín hiệu, không cung cấp điện. Yêu cầu cần kết nối với 1 thiết bị cung cấp năng lượng cho tín hiệu đầu ra hoặc đầu vào, với nguồn điện vòng cung cấp cho mạch.
    • Sourcing output là tín hiệu đầu ra cung cấp điện cho mạch đầu ra. Yêu cầu cần được kết nối với thiết bị nhận không cung cấp điện/ hoạt động như tải điện trở. Ví dụ, như bộ phát tín hiệu thụ động 2 dây.

    ▷ Xem thêm: Phân biệt ký hiệu DI, DO, AI, AO trong Digital I/O và Analog I/O.

    Có thể thấy sự khác biệt rõ ràng: Sinking digital I/O là đầu vào và ra tín hiệu không cung cấp điện còn Sourcing digital I/O là đầu vào ra cung cấp điện cho thiết bị. Qua đây, người dùng có thể lựa chọn cách đấu nối mạch cho tải phù hợp.

    Ứng dụng cụ thể của Sink/Source trong lập trình tự động PLC 

    Sinking và Courcing được ứng dụng phổ biến trong mạch PLC điều khiển tự động hóa. Cụ thể, mạch PLC thường được thiết kế đơn giản hóa các mạch role điều khiển, loại bỏ phần lớn hệ thống dây điện kết nối và thêm vào các tính năng hoạt động cao hơn.

    Nguyên tắc hoạt động của Sink / Source

    Cụ thể, trong PLC, Sinking và Sourcing sẽ như sau:

    • Sinking input dòng sẽ đi vào chân S/S, sau đó ra bằng chân X, đồng thời thiết bị nối về phải có đầu ra âm.
    • Courcing input dòng đi vào từ chân X và ra bằng chân S/S, thiết bị nối về phải có đầu ra dương.
    • Sinking output dòng điện đi vào bằng chân Y và ra bằng chân COM>
    • Courcing output dòng điện đi vào ở chân +V và ra ở chân Y.

    ▷ Xem thêm: PNP là gì? Cách phân biệt tín hiệu PNP và tín hiệu NPN.

    Ứng dụng sinking và sourcing trong PLC để bật và tắt hệ thống điều khiển tự động, tương tự như công tắc đèn. Trong đó, PLC luôn được nối với dây trung tính đấu đất. Do vậy, khi bật công tắc, nguồn sẽ được cấp cho PLC, có nguồn điện hệ thống sẽ hoạt động. Chương trình PLC sử dụng tín hiệu trạng thái để xác định thời điểm tiến hành bước tiếp theo của quy trình.

    Để kiểm soát trạng thái “on” công tắc nguồn với nối đất và thẻ đầu vào. Thẻ đầu vào kết nối với bên trong nguồn đầu vào để thiết bị ở trạng thái “on”. Lúc này, đầu vào nguồn sẽ yêu cầu kết nối với mặt đất để trạng thái “on”.

    Nhìn chung, Sinking và Courcing trong PLC sẽ giúp PLC kiểm soát dòng 1 chiều trong tải, xác định trạng thái bật/ tắt cho bước tiếp theo của quy trình đã được lập trình sẵn. Hy vọng những thông tin trên đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu được phần nào về Sink/Source cũng như ứng dụng thực tế của chúng trong PLC - hệ thống lập trình tự động hóa. Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn lắp đặt hệ thống lập trình PLC liên hệ ngay với Batiea để được hỗ trợ.

    Bài viết liên quan

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    PLC S7-1200 Siemens là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với hầu hết các ứng dụng...

    21 - 11 - 2024
    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    SINAMICS G120 là lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng công nghiệp cần tính năng điều khiển...

    16 - 11 - 2024
    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến tần SINAMICS V20 là một trong những dòng biến tần phổ biến của Siemens, được thiết...

    13 - 11 - 2024
    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Khởi động mềm là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu khởi động êm, bảo vệ động...

    08 - 11 - 2024
    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, màn hình điều khiển cảm ứng HMI đóng vai trò...

    04 - 11 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!