390/9 đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    5.0/5 (2 Reviews)

    Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong các ngành công nghiệp thì việc đo lưu lượng là một trong những phép đo được ứng dụng phổ biến. Người ta sử dụng các thiết bị đo lưu lượng để góp phần gia tăng tính tự động hóa trong vận hành sản xuất giúp nhân viên có thể kiểm soát các thông số về lưu lượng chất lỏng, dễ dàng thực hiện công tác bảo trì sửa chữa khi có sự cố xảy ra. 

    Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức chung về thiết bị đo lưu lượng mà GPTEK cung cấp dưới đây để hiểu hơn bạn nhé!

    Thiết bị đo lưu lượng là gì? 

    Thiết bị đo lưu lượng hay còn được gọi là cảm biến đo lưu lượng, lưu lượng kế. Nó là thiết bị được ứng dụng để đo/thăm dò hàm lượng các chất ở thể lỏng, khí hoặc hỗn hợp chất khí, lỏng dùng trong cuộc sống hằng ngày và các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống, dầu mỏ, dược phẩm, giấy và các ngành công nghiệp khác.

    Lưu lượng là một thuật ngữ được dùng rất phổ biến. Nó được xem là đại lượng dùng để đo đạc vật chất dưới dạng lỏng, khí, hơi nước.Đơn vị đo lưu lượng thường sử dụng như: m3/h, m3/s, lít/phút, kg/h. 

    Từ xa xưa con người đã biết cách đo lưu lượng. Ví dụ, đối với lưu lượng chất lỏng họ dựa trên cơ sở đặc tính vật lý của chất lỏng đó kèm theo các nguyên lý. Có thể là dựa vào nguyên lý chênh lệch áp suất, vận tốc của dòng chảy qua đường ống hay các đặc tính dẫn điện, sóng của chất lỏng.

    Cho đến khi công nghệ phát triển tiên tiến hiện đại, con người đã áp dụng cách đo lưu lượng dựa trên thiết bị hiện đại kèm theo những nguyên lý có sẵn. Trong quá trình sử dụng kết quả hiển thị của các loại thiết bị đo lưu lượng sẽ bị phù thuộc vào các yếu tố như: môi trường xung quanh, áp suất, nhiệt độ của chất lỏng/ khí và một vài tác nhân từ bên ngoài. 

    Với thiết bị này sẽ được ứng dụng trong quá trình đo lường và giám sát lưu lượng nhằm mục đích tính được tổng lưu lượng đã sử dụng, lưu lượng tức thời. Với mục tiêu nhằm giảm thiểu hao hụt và điều khiển hệ thống tự động hóa. 

    Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đo lưu lượng

    Hiện nay để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng thì các loại lưu lượng được thiết kế theo xu hướng tiết kiệm điện năng, giá thành đầu tư thu hẹp lại, ứng dụng được nhiều ngành khác nhau. Thị trường có rất nhiều loại thiết bị đo lưu lượng khác nhau mỗi loại có thế mạnh riêng. Có thiết bị dùng đo lưu lượng dòng chảy và có những thiết bị đo lưu lượng bề mặt. 

    Tuy nhiên, việc đo lường lưu lượng không chính xác sẽ mang đến những lãng phí về tài chính kinh tế, ô nhiễm môi trường và nhất là hậu quả lớn với sức khỏe con người. Độ chính xác của phép đo lưu lượng phụ thuộc vào những yếu tố như vị trí đặt máy đo, dòng chảy và môi chất đo cũng như khoảng cách chảy thẳng và sau thiết bị.

    >> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính áp lực nước trong đường ống chuẩn nhất

    Lưu ý khi lựa chọn thiết bị đo lưu lượng

    Để lựa chọn được loại thiết bị đo lưu lượng phù hợp với mục đích sử dụng thì có thể xem xét các yếu tố sau:

    1. Đặc tính của chất khí/lỏng/ khí hóa lỏng (dòng chảy một hay hai pha, độ nhớt, độ đậm đặc, ăn mòn, tinh khiết)
    2. Dạng dòng chảy, dải lưu lượng (chảy hỗn loạn, chảy chậm, chảy tầng hay chuyển tiếp)
    3. Kích cỡ đường ống
    4. Vật liệu dùng làm đường ống
    5. Hiển thị tại chỗ hay dẫn tín hiệu điều khiển đi nơi khác
    6. Áp lực đường ống là bao nhiêu?

    Việc xem xét những yếu tố trên sẽ là phần quan trọng giúp người mua lựa chọn thiết bị đo phù hợp. Điều này, đồng nghĩa với việc khách hàng chọn được thương hiệu hợp trong mức tài chính cho phép.

    Ngoài ra, trên thị trường đã cung cấp đa dạng các thiết bị đo lưu lượng khác nhau. Để có thể chọn được sản phẩm phù hợp khách hàng nên xác định chính xác một lần nữa nhu cầu của mình là gì? 

    Nếu rò rỉ là mối bận tâm lớn thì hãy chú ý đến kiểm tra lưu lượng kế không xâm lấn. Trong công tác vận chuyển chất lỏng qua đường ống thì kiểm soát rò rỉ cực quan trọng. Nên khi chọn thiết bị đo lưu lượng cho quy trình cần xem xét kỳ xem có thiết bị đo lưu lượng nào không xâm lấn có thể dùng cho chất lỏng/khí mà bạn có thể di chuyển qua đường ống của bạn hay không?

    Bên cạnh đó, về mặt cấu tạo chung của các loại này đều gồm những thành phần chủ yếu như: màn hình hiển thị thông số dòng chảy, hệ thống cảm biến nhiệt độ, dây cảm biến, ống nhiệt, bộ phận đảm nhiệm chức năng truyền tín hiệu, thiết bị phát áp suất và bộ phận chuyển đổi hiển thị.

    Các lưu lượng kế hoạt động theo nguyên lý chuyên biệt. Dưới đây là bốn nguyên lý thông dụng nhất!

    1. Nguyên lý chênh lệch áp suất (nguyên lý Bernoulli)
    2. Cảm biến lưu lượng điện từ (định luật điện từ Faraday)
    3. Cảm biến lưu lượng Coriolis
    4. Cảm biến lưu lượng siêu âm (dựa vào hiệu ứng Doppler)

    Ngoài ra còn có nhiều dạng khác liên quan gồm đo lưu lượng theo nguyên lý Turbine, Vortex, nguyên lý từ tính, gia nhiệt.

    >> Xem thêm: Phương pháp và ứng dụng đo mức nước bằng cảm biến áp suất

    Xem tất cả
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!