390/9 Đường HT13, P. Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Phương pháp và ứng dụng đo mức nước bằng cảm biến áp suất

    5.0/5 (1 Reviews)
    09 - 08 - 2021

    Tóm Tắt

    Cảm biến áp suất mang lại hiệu quả cao cho việc đo và tính toán chính xác các yếu tố chiều cao mức nước trong đường ống, ứng dụng trong hệ thống riêng

    Chúng ta thường thấy những hệ thống có tính tự động hóa cao, bơm hoặc xả nước tự động đảm bảo an toàn kỹ thuật. Trong các đường ống sản xuất quy mô công nghiệp, cần độ chuẩn xác, việc đo lường chính xác mức nước rất quan trọng. Phương pháp đo mức nước bằng cảm biến áp suất được áp dụng từ lâu, trong các hệ thống hiện đại.

    Nhưng không phải ai cũng hiểu cảm biến đo mức nước hoạt động như thế nào? Bài viết được Batiea chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về phương pháp cảm biến đo mức nước và ứng dụng cụ thể.

    Tìm hiểu về công nghệ cảm biến áp suất đo mức nước là gì?

    Tìm hiểu về công nghệ cảm biến áp suất đo mức nước là gì?

    Cảm biến áp suất là thuật ngữ kỹ thuật được nhắc đến khá nhiều trong các đường ống, hệ thống vận hành tự động. Tuy nhiên, khá ít người hiểu về cảm biến áp suất là gì?

    Về bản chất, đây là cảm biến có độ nhạy cao với sự thay đổi của áp suất. Thiết bị dùng để đo sự thay đổi của áp suất trong đường ống, hệ thống kín độ sâu mà người dùng khó thể thao tác đo lường. Cảm biến được sử dụng đo áp suất nước, khí nén, khí ga hiệu quả.

    Ứng dụng phổ biến nhất của cảm biến là đo áp lực nước. Loại cảm biến được áp dụng để đo mức nước trong hệ thống. Với nguyên lý hoạt động đo mức nước cơ bản như sau:

    Trước tiên, chúng ta cần nhớ lại lý thuyết về: mối quan hệ giữa áp suất và chiều cao cột nước. Với công thức: 1bar=10.21* chiều cao cột nước (m). Sự thay đổi chiều cao cột nước sẽ ảnh hưởng đến áp suất nước mà cảm biến đo được. Lúc này, dựa trên áp suất nước, đường kính đường ống để tính toán sự thay đổi của mức nước.

    Cảm biến áp suất sẽ được đặt ở đáy để nước và đo áp suất tại vị trí này. Từ tín hiệu áp suất đáy bể mà đo được sự chênh lệch tăng hoặc giảm của mức nước.

    Cảm biến đo được áp suất và tính được mức nước chính xác. Tín hiệu sẽ được truyền về trung tâm điều khiển, các thông số tính toán mức nước thấp hoặc quá cao so với giới hạn sẽ ra lệnh điều khiển cho máy bơm nước mở hoặc đóng để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

    Ưu nhược điểm của phương pháp cảm biến áp suất đo mức nước và ứng dụng

    Phương pháp cảm biến áp suất đo mức nước quen thuộc, được ứng dụng trong nhiều hệ thống. Những nhận định về ưu nhược điểm của phương pháp sẽ giúp bạn đọc thấy được phạm vi hoạt động thực tế.

    Ưu điểm của phương pháp đo áp suất xác định mức nước:

    • Phương pháp lắp đặt đơn giản, dễ tính toán chính xác mực nước trong đường ống.
    • Giá thành cảm biến rẻ, có thể mua ở mọi nơi một cách thuận lợi.
    • Cảm biến có độ nhạy cao, đảm bảo thông số chính xác, đo đạc dễ dàng giúp hệ thống vận hành ổn định.

    Hạn chế khi áp dụng phương pháp đo áp suất:

    • Phương pháp đo cảm biến áp suất yêu cầu cần đảm bảo không gian kín để đo thông số một cách chính xác.
    • Phương pháp cần lắp đặt thêm thiết bị hiển thị thông tin áp suất, đưa thông tin về PLC để xử lý.

    Với đặc điểm chỉ đo được áp suất chính xác trong điều kiện môi trường đường ống kín, cảm biến chỉ ứng dụng cho những khu vực đường ống sâu, không bị hở… Các bồn chứa nước và dung dịch kín.

    Cần biết để chọn cảm biến áp suất đo mức nước

    Cảm biến áp suất đo mức nước được áp dụng khá nhiều trong đường ống và bốn nước kín. Tuy nhiên, các sản phẩm được thiết kế với kích thước và đặc điểm khác nhau, đảm bảo độ chính xác trong việc đo đạc. Kỹ thuật viên cần lưu ý những điểm sau để chọn mua cảm biến phù hợp đo mức nước chính xác, trong từng điều kiện:

    • Chất liệu cảm biến đảm bảo độ bền, chống chịu nước tốt, với chỉ số chống nước IP65 trở lên.
    • Sai số của cảm biến đo nước chỉ trong khoảng 0.5% trên cột áp của nước.
    • Chọn dải đo đa dạng từ 1-100m. Dải hoạt động rộng tương đương với chiều cao cột nước của bề hoặc đường ống thường xuyên.
    • Giới hạn chịu nhiệt của cảm biến trong điều kiện môi trường tiêu chuẩn của nước.
    • Chú ý vị trí thi công lắp đặt, để chọn cảm biến có dây kết nối đủ dài.

    Do vậy, để chọn cảm biến phù hợp, người dùng cần đo và tính toán các thông số đường ống, để chọn sản phẩm có thông số kỹ thuật phù hợp.

    Phương pháp và ứng dụng đo mức nước bằng cảm biến áp suất

    Phương pháp cảm biến đo mức nướng mang lại độ chính xác cao, trong điều kiện môi trường bồn kín, nơi khó thao tác xử lý thông thường. Cảm biến áp suất được thiết kế đặc biệt, với giới hạn hoạt động riêng trong từng môi trường, điều kiện. Yêu cầu chuyên viên kỹ thuật cần hiểu về yêu cầu hệ thống và chọn cảm biến có thông số phù hợp. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về phương pháp đo mức nước bằng cảm biến để áp dụng và vận hành hiệu quả.

    >> Xem thêm bài viết:

    Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của cảm biến áp suất

    Bài viết liên quan

    Sự Khác Biệt Giữa HMI và SCADA

    Sự Khác Biệt Giữa HMI và SCADA

    HMI (Human-Machine Interface) và SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) đều...

    26 - 12 - 2024
    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hệ Thống Tự Động Hóa

    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hệ Thống Tự Động Hóa

    Hệ thống tự động hóa là một phần không thể thiếu trong sản xuất hiện đại, nhưng không...

    23 - 12 - 2024
    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Màn hình HMI không chỉ là công cụ giao tiếp giữa con người và máy móc mà còn đóng vai...

    18 - 12 - 2024
    Các Bước Cấu Hình TIA Portal Từ A Đến Z

    Các Bước Cấu Hình TIA Portal Từ A Đến Z

    TIA Portal (Totally Integrated Automation Portal) là phần mềm quản lý tích hợp của...

    12 - 12 - 2024
    Bộ điều khiển thế hệ mới SIMATIC S7-1200 G2

    Bộ điều khiển thế hệ mới SIMATIC S7-1200 G2

    Bộ điều khiển PLC S7-1200 G2 là phiên bản mới nhất trong series PLC S7-1200 của Siemens...

    07 - 12 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!