390/9 Đường HT13, P. Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Máy phát điện là gì? Các lưu ý khi sử dụng máy cho an toàn

    0/5 (0 Reviews)
    12 - 01 - 2023

    Tóm Tắt

    Mát phát điện ra đờ góp phần duy trì sự ổn định của nhu cầu sử dụng điện năng. Các loại thiết bị phát điện được sử dụng nhiều, quen thuộc với gia đình, nhà trường công sở hay những khu công nghiệp sản xuất…

    Điện năng là một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại, giúp con người thực hiện sản xuất, duy trì sinh hoạt thường ngày. Mát phát điện ra đờ góp phần duy trì sự ổn định của nhu cầu sử dụng điện năng. Các loại thiết bị phát điện được sử dụng nhiều, quen thuộc với gia đình, nhà trường công sở hay những khu công nghiệp sản xuất…

    Máy phát điện là gì?

    Vậy, máy phát điện là gì? Bạn đã biết cách sử dụng máy an toàn hay chưa? Cùng batiea tìm hiểu qua bài viết dưới đây về thiết bị phát điện.

    Máy phát điện là gì?

    Máy phát điện là thiết bị chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện năng, phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện của con người như sinh hoạt, sản xuất, làm việc. Có thể hiểu, máy phát điện tương tự như các nhà máy sản xuất điện năng từ tuabin gió, nước, nhiệt điện… Nhưng kích thước nhỏ hơn rất nhiều.

    Hiện nay, các thiết bị phát điện đều sử dụng động cơ đốt trong. Động cơ phát điện sẽ chạy bằng xăng hoặc khí đốt. Các chức năng chính của thiết bị phát điện: phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp.

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện năng

    Tìm hiểu về cấu tạo và cách thức hoạt động của thiết bị phát điện sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng máy quan trọng này.

    Cấu tạo của thiết bị phát điện

    Hiện nay, nhiều thiết bị phát điện ra đời, với cấu tạo có đôi chút khác biệt. Nhưng nhìn chung, máy phát điện năng sẽ bao gồm các bộ phận chính sau đây:

    • Động cơ phát điện: Đây được coi là trái tim của thiết bị, chính là nguồn tạo năng lượng cơ học đầu vào. Động cơ đốt trong được sử dụng phổ biến, tiêu hao nhiên liệu xăng, dầu diesel và khí đốt hoặc có thể sử dụng nhiên liệu kép. 
    • Đầu phát điện: Đây là một tổ hợp gồm các bộ phận như rotor và stator với nhiệm vụ sản xuất điện/ chuyển năng lượng cơ học thành điện năng. Đầu phát điện sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý điện từ, tương tác tương đối giữa các chuyển động của rotor và stator để tạo thành dòng điện thông qua sự thay đổi của từ trường.
    • Hệ thống nạp và cấp nhiên liệu: Bộ phận gồm nhiều chi tiết (bơm, ống nống, bình chứa nhiên liệu, kim phun…) nhiệm vụ cấp nhiên liệu cho động cơ hoạt động từ 6-8 giờ, tùy thiết kế.
    • Ổn áp AVR (Automatic Voltage Regulator): Nhiệm vụ quy định mức điện áp đầu ra của máy phát điện, kiểm soát V nằm trong định mức cho phép. Trường hợp điện áp suy giảm, AVR sẽ bù trừ áp.
    • Hệ thống làm mát máy phát: Thường làm mát bằng nước hoặc quạt, giúp ổn định công suất và giảm sự cố cháy nổ cho động cơ.
    • Hệ thống xả khí thải: Động cơ đốt trong hoạt động sẽ tạo ra khí thải, xả ra môi trường theo đường ống dẫn.
    • Hệ thống bôi trơn: Dầu nhớt được cấp và tiếp vào động cơ, giúp thiết bị hoạt động trơn tru, giảm tối đa ma sát, kéo dài tuổi thọ máy.

    ▷ Xem thêm:Máy tiện là gì? Các loại máy tiện phổ biến trên thị trường hiện nay.

    Nguyên lý hoạt động của thiết bị phát điện như thế nào?

    Khi dùng máy phát điện khá đơn giản, bạn chỉ cần nạp nhiên liệu và khởi động máy. Vậy, cụ thể nguyên lý hoạt động của thiết bị phát điện diễn ra như thế nào?

    Trước tiên bạn cần hiểu, máy phát điện hoạt động dựa trên nguyên lý hiện tượng cảm ứng điện từ. Động cơ hoạt động làm quay nam châm trong cuộn dây. Tốc độ chuyển động của cuộn rotor sẽ làm thay đổi từ trường tác động lên cuộn dây stator. Lúc này, từ trường biến thiên tạo ra sự chênh lệch điện áp và tạo ra dòng điện.

    Phân loại thiết bị phát điện hiện có trên thị trường

    Các dòng máy phát được phát triển thành nhiều loại, với hiệu năng hoạt động tốt hơn. Phân loại máy phát theo nhiên liệu sử dụng là phổ biến nhất:

    Phân loại thiết bị phát điện hiện có trên thị trường

    • Máy phát chạy bằng xăng với động cơ sử dụng nhiên liệu xăng để tạo ra điện. Loại máy này thường có công suất nhỏ, kích thước nhỏ cho gia đình, trường học… Giá thành máy chạy bằng xăng rẻ, dễ vận hành. Tuy nhiên, thiết bị phát điện chạy bằng xăng gây ồn lớn, tiêu hao nhiên liệu cao.
    • Máy phát điện chạy bằng dầu: Với động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu dầu diesel, có công suất cao hơn loại chạy bằng xăng. Kích thước máy lớn, khó di chuyển, phù hợp với trường học, bệnh viện. Máy chạy bằng dầu tiết kiệm nhiên liệu và bền bỉ hơn.
    • Máy phát điện chạy bằng khí đốt: Động cơ chạy bằng khí đốt sinh học, thân thiện môi trường, ít phát thải hơn. Công suất máy phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt, thường lắp đặt cho các khu chăn nuôi, nông trại…

    Ngoài ra, thiết bị còn được phân loại theo số pha (1 pha hoặc 3 pha) và công suất máy, động cơ 2 thì hoặc 4 thì.

    Hướng dẫn cách sử dụng thiết bị phát điện an toàn

    Thiết bị phát điện được sử dụng thường xuyên, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Người dùng cần biết cách để dùng máy phát điện an toàn, hiệu quả:

    • Nên bảo dưỡng và tra dầu nhớt đầy đủ cho máy phát, giúp động cơ vận hành êm.
    • Nên có dây nối đất đảm bảo an toàn, giảm sự cố cháy nổ nguy hiểm.
    • Không để máy phát dưới mưa hoặc ở môi trường ẩm ướt dễ gây nhiễm điện.
    • Đặt máy phát tại nơi thông thoáng, lưu thông gió tốt, khô giáo, tránh nơi kín gió và nhiệt độ cao.
    • Khi vận hành nên chạy 5 phút để động cơ ổn định rồi mới phát điện. Tiếp theo khởi động và sử dụng máy đúng công suất, hướng dẫn của nhà sản xuất.
    • Tắt máy phát điện đúng cách theo thứ tự: Rút các thiết bị đang sử dụng điện ra trước, quan sát đồng hồ không còn hiển thị điện năng tiêu thụ mới tắt thiết bị.

    Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thiết bị phát điện, cách hoạt động và đặc điểm của chúng. Từ đó, người dùng biết cách sử dụng máy phát điện an toàn, hiệu quả.

    Bài viết liên quan

    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hệ Thống Tự Động Hóa

    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hệ Thống Tự Động Hóa

    Hệ thống tự động hóa là một phần không thể thiếu trong sản xuất hiện đại, nhưng không...

    23 - 12 - 2024
    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Màn hình HMI không chỉ là công cụ giao tiếp giữa con người và máy móc mà còn đóng vai...

    18 - 12 - 2024
    Các Bước Cấu Hình TIA Portal Từ A Đến Z

    Các Bước Cấu Hình TIA Portal Từ A Đến Z

    TIA Portal (Totally Integrated Automation Portal) là phần mềm quản lý tích hợp của...

    12 - 12 - 2024
    Bộ điều khiển thế hệ mới SIMATIC S7-1200 G2

    Bộ điều khiển thế hệ mới SIMATIC S7-1200 G2

    Bộ điều khiển PLC S7-1200 G2 là phiên bản mới nhất trong series PLC S7-1200 của Siemens...

    07 - 12 - 2024
    Các Loại CPU trong Dòng SIMATIC S7-1500

    Các Loại CPU trong Dòng SIMATIC S7-1500

    Dòng PLC SIMATIC S7-1500 của Siemens cung cấp nhiều loại CPU khác nhau để đáp ứng các...

    02 - 12 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!