390/9 Đường HT13, P. Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Dòng điện 1 chiều - công thức tính và ứng dụng thực tế

    3.7/5 (3 Reviews)
    26 - 08 - 2021

    Tóm Tắt

    Việc hiểu rõ về dòng điện 1 chiều sẽ giúp bạn sử dụng các thiết bị một cách hiệu quả. Đặc biệt với những người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật điện cần hiểu về dòng điện 1 chiều là gì? Nguyên lý làm việc và công thức tính để đảm bảo sử dụng an toàn.

    Điện là nguồn năng lượng quan trọng, góp phần tạo nên sự phát triển của máy móc, thiết bị điện tử… và mang lại nhiều tiện nghi cho con người. Dòng điện 1 chiều quen thuộc, cơ bản được phát minh đầu tiên có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.

    Việc hiểu rõ về dòng điện 1 chiều sẽ giúp bạn sử dụng các thiết bị một cách hiệu quả. Đặc biệt với những người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật điện cần hiểu về dòng điện 1 chiều là gì? Nguyên lý làm việc và công thức tính để đảm bảo sử dụng an toàn, lắp đặt thiết bị hiệu quả.

    Dòng điện 1 chiều là gì?

    Dòng điện 1 chiều là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt điện - electron di chuyển theo 1 đường thẳng. Ký hiệu của dòng điện 1 chiều DC là viết tắt của Direct Current. Đặc điểm nổi bật của dòng điện 1 chiều:

    1. Độ lớn cường độ dòng điện 1 chiều có thể tăng hoặc giảm theo chiều dài dòng điện dịch chuyển. Cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với chiều dài dây dẫn. 
    2. Chiều của dòng điện 1 chiều có hướng chuyển dịch từ dương sang âm. 
    3. Cường độ dòng điện 1 chiều xác định được thông qua ampe kế và đồng hồ vạn năng hay các thiết bị đo lường điện khác…
    4. Dòng điện 1 chiều thường được tạo ra từ pin hay hệ thống thiết bị cấp năng lượng mặt trời.

    dòng điện 1 chiều

    Cường độ dòng điện 1 chiều là thông số quan trọng cần chú ý, tính toán khi xác định dòng điện. Định nghĩa cường độ dòng điện là lượng đơn vị diện tích di chuyển qua 1 mặt phẳng trong 1 khoảng thời gian nhất định.

    Đại lượng đặc trưng cho mức độ mạnh yếu của một dòng điện. Đồng thời, cường độ dòng điện sẽ tỷ lệ thuận với dòng điện tương đương với: cường độ càng mạnh, dòng điện chạy càng nhanh.

    >> Xem thêm: Động cơ 1 chiều là gì? Phân loại, cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng

    Sự khác biệt của dòng điện 1 chiều và xoay chiều

    Điện cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động của các thiết bị. Hiện nay, dòng điện được chia thành 2 loại: dòng điện 1 chiều và dòng xoay chiều có nhiều điểm khác biệt.

    Dòng xoay chiều có ký hiệu là AC, có những đặc điểm khác biệt so với dòng 1 chiều DC cụ thể như:

    1. Hướng của dòng điện: Dòng DC chỉ di chuyển theo 1 chiều từ dương sang âm, trong khi dòng AC có thể đảo chiều. Tức khi dòng AC chạy qua đoạn mạch chiều dòng điện sẽ đảo ngược lại.
    2. Tần số: Do dòng DC không bao giờ thay đổi hướng nên tần số của nó bằng 0. Trong khi dòng AC, có tần số quyết định bởi số lần đổi chiều của nó trong 1 khoảng thời gian xác định.
    3. Hướng chuyển động của dòng Electron: Dòng DC luôn di chuyển theo 1 hướng cố định. Trong khi dòng AC luôn chuyển hướng tiến hoặc lùi.
    4. Hệ số công suất dòng điện: Dòng DC luôn bằng 1, dòng AC sẽ trong khoảng từ 0-1.
    5. Cường độ dòng điện của dòng DC không đổi theo mọi thời điểm tại 1 điểm. Trong khi dòng AC sẽ là cường độ tức thời, thay đổi theo thời gian.
    6. Dòng điện 1 chiều có thể chuyển đổi sang dòng AC với bộ chuyển đổi và ngược lại.
    7. Dòng điện 1 chiều DC chỉ có thể kết nối với loại tải là điện trở. Trong khi, dòng AC có thể tải qua điện trở, điện dung và cảm ứng từ.
    8. Mức độ nguy hiểm của dòng DC cao hơn so với dòng AC khi ở một định mức dòng điện.

    dòng điện 1 chiều và dòng điện xoay chiều

    Công thức tính dòng điện 1 chiều 

    Dòng điện 1 chiều có các đại lượng tiêu biểu như: cường độ dòng điện, điện áp. Công thức tính cường độ dòng điện 1 chiều không đổi: I = q/t (A).

    Tại đó: 

    1. I là cường độ dòng điện 1 chiều.
    2. q là điện lượng đi qua tiết diện dây dẫn.
    3. t là thời gian điện lượng di chuyển qua.

    Ngoài ra, cường độ dòng điện 1 chiều cũng có thể tính qua định luật Ôm, với công thức:

    I=U/R

    Với: 

    1. U là điện áp/ hiệu điện thế của dòng điện, đơn vị là V.
    2. R là điện trở của cả dòng điện, đơn vị là Ω.
    3. I là cường độ dòng điện, đơn vị là A - ampe

    Ứng dụng của dòng điện 1 chiều trong thực tế

    Tương tự như dòng điện xoay chiều AC, dòng điện 1 chiều được ứng dụng phổ biến trong nhiều hệ thống, thiết bị điện tử và lĩnh vực khác nhau.

    Các ứng dụng của dòng 1 chiều cụ thể có thể kể đến như:

    1. Các thiết bị hoặc xe chạy bằng pin. Dòng điện 1 chiều cung cấp năng lượng cho thiết bị, động cơ 1 chiều hoạt động.
    2. Dòng điện 1 chiều sử dụng cho các thiết bị có điện áp thấp: hệ thống camera an ninh, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, thiết bị mạng truyền thông, mạng wifi…
    3. Các thiết bị điện tử, máy tính, PC đều sử dụng dòng điện 1 chiều để vận hành.
    4. Dòng điện 1 chiều được sử dụng để tích trữ điện năng.
    5. Dòng điện 1 chiều trong động cơ đầu máy kéo, quạt điện, điện thoại di động, đèn chiếu sáng gia đình, thiết bị điện dự phòng, ổ cắm điện, sạc điện thoại dự phòng.
    6. Trong nhà máy điện mặt trời, năng lượng được tạo ra dưới dạng dòng điện 1 chiều.

    dòng điện 1 chiều

    Dòng điện 1 chiều cung cấp năng lượng cho nhiều thiết bị hoạt động hiệu quả, ổn định. Người dùng cần hiểu về nguyên lý hoạt động của dòng điện 1 chiềuđể lắp đặt mạch điện an toàn, tránh chập cháy, ứng dụng trong thực tế hiệu quả.

    Hy vọng những chia sẻ trên đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về dòng điện 1 chiều, bản chất và ứng dụng thực tế.

    >> Xem thêm: Mua thiết bị điện tự động công nghiệp ở đâu tại TPHCM?

    >> Tìm mua các sản phẩm tại Batiea: 6ES7214-1AG40-0XB0, 6ES7215-1AG40-0XB06ES7217-1AG40-0XB06ES7214-1BG40-0XB06ES7214-1HG40-0XB0,... 

    Bài viết liên quan

    So sánh HMI Siemens TP700 và TP900

    So sánh HMI Siemens TP700 và TP900

    HMI (Human Machine Interface) dòng TP700 và TP900 của Siemens là hai sản phẩm phổ biến...

    23 - 01 - 2025
    Cách hoạt động của khởi động mềm và ứng dụng thực tế

    Cách hoạt động của khởi động mềm và ứng dụng thực tế

    Trong các ứng dụng đơn giản như bơm, quạt hoặc băng tải, khởi động mềm mang lại sự tiết...

    19 - 01 - 2025
    Khi nào nên nâng cấp biến tần để tối ưu năng suất nhà máy?

    Khi nào nên nâng cấp biến tần để tối ưu năng suất nhà máy?

    Quyết định nâng cấp biến tần không chỉ dựa trên tuổi đời thiết bị mà còn phụ thuộc vào...

    15 - 01 - 2025
    GPTEK - Đối Tác Tin Cậy Về Thiết Bị Điện Tự Động Công Nghiệp

    GPTEK - Đối Tác Tin Cậy Về Thiết Bị Điện Tự Động Công Nghiệp

    GPTEK là công ty chuyên phân phối các thiết bị điện tự động hóa công nghiệp đến từ các...

    11 - 01 - 2025
    30 Thuật Ngữ Thiết Bị Điện Tự Động Mà Mọi Kỹ Sư Nên Biết

    30 Thuật Ngữ Thiết Bị Điện Tự Động Mà Mọi Kỹ Sư Nên Biết

    Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các kỹ sư điện, tự động hóa và những ai đang làm...

    08 - 01 - 2025
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!