390/9 Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Top 10 linh kiện điện tử phổ biến nhất trong tự động hóa

    5.0/5 (1 Reviews)
    24 - 01 - 2023

    Tóm Tắt

    Linh kiện là những chi tiết nhỏ, nhưng quan trọng cấu thành nên hệ thống. Bạn đang tìm hiểu về linh kiện điện tử trong lĩnh vực tự động hóa. Dưới đây là top 10 linh kiện được sử dụng phổ biến nhất

    Tự động hóa là lĩnh vực quan trọng của xã hội hiện đại, ứng dụng trong sản xuất, đời sống. Các linh kiện điện tử được sử dụng là giải pháp nâng cao hiệu suất quá trình, giúp dây chuyền hoạt động tự động hóa thông minh.

    Top 10 linh kiện điện tử phổ biến nhất trong tự động hóa

    Linh kiện là những chi tiết nhỏ, nhưng quan trọng cấu thành nên hệ thống. Bạn đang tìm hiểu về linh kiện điện tử trong lĩnh vực tự động hóa. Dưới đây là top 10 linh kiện được sử dụng phổ biến nhất, có tính ứng dụng cao cần lưu ý.

    Linh kiện điện tử là và phân loại các nhóm chính

    Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về bản chất các loại linh kiện là gì? Các nhóm chính của chúng hiện có gồm bao nhiêu loại?

    Linh kiện điện tử là gì?

    Linh kiện là những phần tử rời rạc và cơ bản, có cấu tạo riêng và thực hiện các chức năng nhất định. Các linh kiện không thể hoạt động 1 cách độc lập mà chúng cần được lắp đặt vafoo hệ thống mạch điện phù hợp để thực hiện vận hành.

    Linh kiện riêng biệt này sẽ có 2 hoặc nhiều đầu nối điện để kết nối với hệ thống mạch điện. Thường chúng sẽ được kết nối với nhau, hàn chực tiếp vào bảng mạch, vi mạch điện tử để thực hiện chức năng cụ thể.

    Hiện nay, bất cứ hệ thống điện công nghiệp, thiết bị điện tử nào cũng sử dụng linh kiện rời rạc, trở thành yếu tố không thể thiếu trong mạch điện.

    Phân loại các nhóm linh kiện chính hiện nay

    Linh kiện rời rạc được sản xuất với đặc điểm kỹ thuật và mang chức năng riêng. Hiện nay, có thể phân loại linh kiện điện tử thành các loại sau:

    • Nhóm linh kiện điện cơ: Đặc điểm liên kết với cơ học như thạch anh, công tắc. Cụ thể, nhóm này sẽ bao gồm các linh kiện như: Cầu trì, công tắc chuyển mạch, phần tử ổn áp điện, đầu nối…
    • Nhóm linh kiện thụ động: Là loại linh kiện có 2 đầu kết nối, có thể làm tăng điện áp hoặc cường độ dòng điện nhờ máy biến áp/ mạch cộng hưởng. Tuy nhiên, nhóm này không có khả năng tạo ra năng lượng vào mạch chúng kết nối, thậm chí không thể dựa vào nguồn năng lượng khác. Ví dụ cho nhóm linh kiện thụ động là: Antenna, Networks, Transducer, Memristor…
    • Nhóm linh kiện chủ động: Có khả năng dựa vào nguồn năng lượng có sẵn hoặc có chức năng đưa điện vào 1 mạch. Ví dụ cho nhóm linh kiện chủ động: Linh kiện bán dẫn, quang điện tử, nguồn điện, đèn điện tử chân không…

    ▷ Xem thêm: Hiện tượng quang điện là gì? Phân biệt quang điện trong và ngoài.

    Top 10 linh kiện điện tử quan trọng, được dùng phổ biến

    Top 10 linh kiện điện tử được sử dụng phổ biến trong mạch và hệ thống tự động hóa, sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn.

    Điện trở

    Điện trở là 1 linh kiện điện thụ động cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong mạch điện. Chức năng của chúng là kiểm soát và hạn chế cường độ dòng điện trong mạch, điều chỉnh mức độ tín hiệu…

    Tụ điện

    Tụ điện thuộc nhóm linh kiện điện thụ động được cấu tạo từ 2 bản cực, cách nhau bởi môi chất. Khi có sự chênh lệch điện áp ở 2 bản cực, chúng sẽ tích điện trái dấu, và tạo nên dòng điện tích chảy qua chất điện môi.

    Đèn led 

    Đèn led là linh kiện chiếu sáng mang công nghệ LED, hay diot phát quang được sử dụng nhiều trong mạch. Chức năng của đèn led điều khiển ánh sáng, với khả năng phát sáng mà không cần thời gian khởi động, độ bền cao, chi phí rẻ.

    Transistor

    Transistorlà linh kiện bán dẫn chủ động, được dùng như khóa điện tử hay phần tử khuếch đại mạch. Với đặc điểm là khả năng đáp ứng nhanh, chính xác được dùng trong mạch đóng ngắt và khuếch đại.

    Top 10 linh kiện điện tử quan trọng, được dùng phổ biến

    Cuộn cảm 

    Cuộn cảm là linh kiện thụ động cơ bản trong mạch điện, được tạo ra từ cuộn dây dẫn điện với vài vòng quấn. Linh kiện này có thể sinh ra từ trường, khi có dòng chạy qua. 

    IC hay mạch tích hợp

    Linh kiện điện tử IC là vi mạch, tập hợp các mạch điện tử chứa linh kiện bán dẫn, và linh kiện thụ động kết nối với nhau. IC được thiết kế với chức năng xác định, linh hoạt tùy yêu cầu hệ thống.

    Nguồn điện

    Nguồn điện thực hiện chức năng cấp điện cho hệ thống, mạch điện. Chúng là linh kiện điện tử chủ động, ví dụ như: Pin, acquy, pin nhiệt/ pin mặt trời…

    Đèn điện tử chân không

    Đèn điện tử chân không sử dụng sự phát xạ điện tử, do nung đóng cực đặt trong môi trường chân khống để phát sáng. Nhiệm vụ của đèn điện tử chân không là điều khiển dòng điện tích trong cách mạch khuếch đại.

    Cảm biến - Transducer

    Cảm biến là nhóm linh kiện điện tử được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, tiếp nhận thông tin tín hiệu và truyền dữ liệu về hệ thống xử lý. Cụ thể, các linh kiện Transducer: cảm biến nhiệt, cảm biến áp xuất, cảm biến xoay, cảm biến hồng ngoại, … và rất nhiều loại cảm biến khác mà bạn có thể tìm thấy tại mục "kiến thức" của Batiea.

    Đầu nối điện

    Đầu nối là linh kiện điện tử cơ bản được sử dụng để kết nối các thiết bị điện tử tạo thành mạch điện. Thông thường, đầu nối sẽ được thiết kế sẵn hoặc thiết kế riêng đảm bảo tính kết nối trong hệ thống.

    Linh kiện rời rạc với chức năng riêng, nhưng tham gia vào hệ thống sẽ tạo nên thể thống nhất, có tính ứng dụng cao. Hiểu đặc điểm các loại linh kiện điện tử, chức năng của chúng và yêu cầu hệ thống để chọn phần tử phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về linh kiện điện tử và các loại thường gặp trong tự động hóa.

    Bài viết liên quan

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    PLC S7-1200 Siemens là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với hầu hết các ứng dụng...

    21 - 11 - 2024
    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    SINAMICS G120 là lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng công nghiệp cần tính năng điều khiển...

    16 - 11 - 2024
    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến tần SINAMICS V20 là một trong những dòng biến tần phổ biến của Siemens, được thiết...

    13 - 11 - 2024
    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Khởi động mềm là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu khởi động êm, bảo vệ động...

    08 - 11 - 2024
    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, màn hình điều khiển cảm ứng HMI đóng vai trò...

    04 - 11 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!