390/9 Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Tìm hiểu về công nghiệp 4.0 trong tự động hóa nhà máy

    5.0/5 (2 Reviews)
    16 - 09 - 2021

    Tóm Tắt

    Tự động hóa nhà máy mang đến giải pháp chuyên sâu, nâng cao hiệu quả năng suất, chất lượng sản hàng hóa. Bạn đã hiểu về ứng dụng của công nghiệp 4.0 trong tự động hóa nhà máy là như thế nào?

    Công nghệ 4.0 phát triển, mang đến nhiều ứng dụng trong sản xuất, tạo ra ngành công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ. Trong điều kiện sản xuất quy mô công nghiệp với số lượng hàng hóa, thiết bị điện lớn vận hành thì áp dụng tự động hóa cho nhà máy là giải pháp chuyên sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất của hệ thống. 

    Bạn đã hiểu về ứng dụng của công nghiệp 4.0 trong tự động hóa nhà máy là như thế nào chưa? Chia sẻ dưới đây của Batiea dưới đây sẽ giúp người dùng hiểu rõ về bản chất của công nghiệp 4.0 trong tự động hóa.

    Tìm hiểu về công nghiệp 4.0 trong tự động hóa nhà máy

    Công nghiệp 4.0 trong tự động hóa nhà máy

    Thời đại bùng nổ kỹ thuật số, Internet of Things ( IoT) được áp dụng mạnh mẽ thúc đẩy các lĩnh vực điện tử, điều khiển tự động hóa, phần mềm điều khiển... phát triển mang đến nhiều ứng dụng tiện ích đời sống xã hội.

    Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp tập trung vào các yếu tố: Tự động hóa, kết nối, máy tính, chia sẻ dữ liệu thời gian thực. Đặc trưng trong lĩnh vực công nghiệp 4.0 là sản xuất thông minh với các yếu tố được kiểm soát tối ưu nhờ trí tuệ nhân tạo, phần mềm quản lý, hệ thống dữ liệu lớn thu thập được.

    Công nghiệp 4.0 trong tự động hóa nhà máy với các thiết bị, phần mềm quản lý, điều khiển tự động với chương trình được lập trình sẵn. Các chương trình tính toán số liệu, được phân tích, tổng hợp và đưa ra lệnh điều khiển phù hợp cho máy móc, thiết bị: Robot sản xuất, hệ thống điện, máy bơm nước, cấp nhiên liệu… hoạt động mà không cần sự tác động của con người. 

    Công nghiệp 4.0 thiết kế, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để vận hành hệ thống tự động, sản xuất tạo ra hàng hóa. Đồng thời kiểm tra quản lý chất lượng, số lượng sản phẩm một cách tối ưu, tự động hóa, giảm sức lao động của con người.

    Vận hành sản xuất với dây chuyền từ đơn giản đến phức tạp sẽ là giải pháp tối ưu cho nhà máy quy mô lớn, đảm bảo năng suất hiệu quả.

    Ưu - nhược điểm của công nghiệp 4.0 trong tự động hóa

    Thiết bị tự động hóa được ứng dụng ngày càng nhiều trong sản xuất, tại các nhà máy quy mô lớn. Công nghệ mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít hạn chế cần làm rõ.

    • Mang đến giải pháp sản xuất với năng suất cao hơn. Ứng dụng điều khiển tự động hóa mang lại năng suất cao hơn 1 cách rõ rệt so với cách làm truyền thống, máy móc thay thế sức lao động của con người. Tốc độ vận hành xử lý của máy móc sẽ nhanh hơn so với thao tác thủ công.
    • Đảm bảo vận hành hệ thống một cách thống nhất, đồng bộ. Các thiết bị vận hành chính xác, điều khiển lưu lượng, tốc độ sản xuất ổn định… Cho phép chất lượng hàng hóa ổn định và đồng nhất hơn. 
    • Sản xuất tự động hóa nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời giảm chi phí sản xuất, tạo nên sự cạnh tranh về giá thành, nâng cao vị thế trong tâm trí khách hàng hoặc đối tác về sản phẩm chất lượng, giá rẻ, sản xuất chuyên nghiệp.

    Hạn chế của công nghiệp 4.0 trong tự động hóa:

    • Công nghiệp 4.0 với quy mô lớn, đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhân lực có trình độ. Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, là vấn đề với nhiều doanh nghiệp hiện tại.
    • Rủi ro hệ thống bị xâm nhập, đánh cắp thông tin dữ liệu, hacker tấn công ảnh hưởng đến quy trình sản xuất, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

    Ứng dụng của công nghệ 4.0 trong tự động hóa sản xuất

    Công nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu của sản xuất công nghiệp hiện đại. Các nhà máy, nhà xưởng, công ty hướng đến ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất. Với các ứng dụng cụ thể có thể kể đến như:

    • Quản lý tối ưu hóa chuỗi cung ứng - Giúp các doanh nghiệp thu thập thông tin, dữ liệu, hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng một cách xuyên suốt. Giải pháp giúp các doanh nghiệp tối ưu cung ứng hàng hóa ra thị trường nhanh hơn, rẻ hơn và giảm sai sót hệ thống, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
    • Quản lý và tối ưu tài sản trong quá trình sản xuất - Giúp quá trình sản xuất hiệu quả, sử dụng tài sản tối ưu hơn ở mỗi giai đoạn từ đầu vào, sản xuất, cung ứng ra thị trường. Với ứng dụng hệ thống IoT, người quản lý có thể giám sát, phân loại, hợp lý hóa tài sản theo thời gian thực.
    • Thu thập phân tích và bảo trì hệ thống - Ứng dụng công nghệ 4.0 cho phép dự đoán phát sinh sự cố có thể xảy ra, từ đó có biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố hiệu quả cho các nhà máy.

    Ứng dụng của công nghệ 4.0 trong tự động hóa sản xuất

    Nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với máy móc, robot thay thế con người trong quá trình lao động, sản xuất, nâng cao năng suất. Sự phát triển của công nghệ, mang đến giải pháp nâng cao tính chuyên biệt trong vận hành, điều khiển, xử lý sự cố chính xác hơn.

    Các phần mềm điều khiển giúp hệ thống tự động hóa được vận hành tối ưu, dựa trên chương trình lập trình sẵn. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp người dùng hiểu về công nghiệp 4.0 trong tự động hóa nhà máy, sản xuất công nghiệp.

    >> Xem thêm bài viết:

    Mua thiết bị điện tự động công nghiệp ở đâu tại TPHCM?

    Phân loại hệ thống tự động hoá - Ưu và nhược điểm của tự động hoá

    Bài viết liên quan

    So sánh S7-1200 với các dòng PLC khác

    So sánh S7-1200 với các dòng PLC khác

    SIMATIC S7-1200 là một trong những dòng PLC phổ biến và được ưa chuộng nhất của...

    16 - 09 - 2024
    Ưu điểm của biến tần INVT so với các loại biến tần khác

    Ưu điểm của biến tần INVT so với các loại biến tần khác

    Biến tần INVT được biết đến với chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và ứng dụng rộng rãi...

    13 - 09 - 2024
    Tổng Hợp Các Dòng Biến Tần INVT Nổi Bật

    Tổng Hợp Các Dòng Biến Tần INVT Nổi Bật

    INVT được thành lập vào năm 2002 và nhanh chóng trở thành một trong những nhà sản xuất...

    09 - 09 - 2024
    Tiêu Chuẩn và Quy Định Quốc Tế trong Tự Động Hóa

    Tiêu Chuẩn và Quy Định Quốc Tế trong Tự Động Hóa

    Những tiêu chuẩn này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý mà còn...

    05 - 09 - 2024
    Điều Khiển Từ Xa Qua Mạng Trong Tự Động Hóa

    Điều Khiển Từ Xa Qua Mạng Trong Tự Động Hóa

    Thông qua mạng internet, các hệ thống này cho phép các nhà điều hành, kỹ sư và quản lý...

    29 - 08 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!