Ứng dụng của các hiện tượng vật lý trong đời sống là vô cùng phong phú, đa dạng. Thuật ngữ RPM được bắt gặp khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu RPM là gì? Định nghĩa và công thức xác định RPM. Ứng dụng thực tế của RPM như thế nào?
Bạn quan tâm đến RPM và các ứng dụng của chúng. Hãy cùng Batiea tìm hiểu về RPM qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé!
RPM là gì?
RPM là viết tắt của cụm từ Revolutions per minute được hiểu là số vòng quay trên phút. Thực chất, đây là một thông số chỉ tần suất của chuyển động tròn trong 1 khoảng thời gian nhất định, được xác định bằng phút. Đơn vị của chỉ số RPM là vòng/ phút.
Chỉ số RPM chính là tốc độ quay của trục motor bên trong thiết bị. Cụ thể, RPM chính là số lần trục quay chuyển động hết 1 vòng, trong khoảng thời gian 1 phút.
Thông số RPM được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như: Đo vòng quay bánh xe máy, xe đạp, máy phát điện, động cơ quạt làm mát… Ứng dụng nhiều nhất của RPM là sản xuất quạt công nghiệp.
Công thức chuyển đổi RPM vòng/ phút
Chỉ số RPM được xác định bằng đơn vị vòng/ phút là phổ biến. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các lĩnh vực sử dụng đơn vị khác nhau, người tính toán cần biết cách quy đổi. Một số cách thức quy đổi chỉ số RPM cho bạn tham khảo:
Chuyển đổi vòng/ phút sang m/s
Công thức chuyển đổi vòng/phút sang m/s sẽ được thực hiện như sau:
Vòng/giây = vòng/ phút:60
Chu vi vòng = d*3.14 (D là đường kính của vòng tròn)
Từ đó: m/s = d*3.14/60
Ví dụ: Vòng tròn 10cm quay với RPM 30 vòng/ phút, thì m/s sẽ là 0.1*3,14*30/60= 0.157m/s.
Công thức quy đổi vòng/phút sang Rad/s
Xác định tần số giao động thuần hoàn trong 1s (vòng/s). Sau đó, xác định chu kỳ thực hiện xong 1 dao động tuần hoàn T = 1/f .
Tốc độ góc = 2*3.14/T (Rad/s)
Ví dụ: F = 1800 vòng/phút = 30 vòng/s.
T = 1/30
Rad/s = 2*3.14/(1/30)= 188.4.
Lưu ý khi chọn quạt dựa trên thông số RPM
Chỉ số RPM là căn cứ để xác định chỉ số và khả năng hoạt động của quạt điện công nghiệp. Bạn cần lưu ý, những điểm quan trọng sau khi chọn quạt.
RPM là chỉ số vòng quay của motor quạt trong vòng 1 phút. Do vậy, chỉ số RPM càng lớn, thì động cơ quay càng nhiều, hoạt động càng nhiều dẫn đến áp suất càng cao. Bởi vậy, lực do tạo ra của quạt càng thấp.
Nếu người dùng cần áp suất cao, thì chọn RPM có chỉ số cao. Ngược lại, nếu muốn quạt hoạt động êm, nhẹ nên chọn RPM có chỉ số thấp và trung bình.
Tuy nhiên, cần cân nhắc về môi trường làm việc, yêu cầu hệ thống, tốc độ gió, không gian để tính toán quạt có chỉ số RPM hợp lý nhất, đảm bảo hiệu suất.
Ứng dụng của RPM trong đời sống thực tế
Như đã nói, RPM xuất hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống. Vậy, các ứng dụng thực tế của RPM trong đời sống thực tế gồm những gì?
- RPM của trái đất: được các nhà khoa học xác định để tính toán quỹ đạo, dự đoán chuyển động của trái đất. Theo tính toán, RPM của trái đất 0,000694, tương đương với 1 phút, trái đất quay được 0,000694 vòng.
- RPM của ổ cứng máy tính: Chỉ số tốc độ quay của ổ cứng cho thấy khả năng hoạt động, đọc dữ liệu của thiết bị. Trung bình, RPM của ổ cứng sẽ là 5600 vòng/ phút, nhưng tốc độ RPM càng nhanh, chứng tỏ ổ cứng càng tốt và hiệu suất hoạt động càng cao.
- RPM của quạt: Là tốc độ quay của trục động cơ quạt, chỉ số cho phép đánh giá được khả năng vận hành, hoạt động của từng loại quạt. Tùy thuộc vào động cơ, thiết kế cánh mà chỉ số RPM có sự thay đổi ở từng loại.
- RPM trong xe đạp: Chỉ số vòng quay trên phút của bánh xe đạp, sẽ giúp xác định được tốc độ di chuyển của phương tiện. Dựa trên chỉ số này, người mua có thể đánh giá và chọn dòng xe phù hợp với nhu cầu đua tốc độ cao. Các nhà khoa học cũng tính toán để cải tiến tốc độ của xe.
RPM là một đơn vị phổ biến để đo tốc độ quay của các thiết bị điện, vòng xe, chuyển động… Đặc biệt trong lĩnh vực cơ điện tử, RPM đóng vai trò quan trọng, là chỉ số để người dùng đánh giá, lựa chọn thiết bị phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích để bạn đọc hiểu hơn về RPM.