Thiết bị máy tính, điện thoại chạy được chương trình nhờ bộ nhớ lưu trữ thông tin. ROM được biết là bộ nhớ máy tính, nhưng không nhiều người hiểu rõ đặc điểm, bản chất của linh kiện điện tử quan trọng này. Bạn tìm mua ROM để thay thế hoặc chọn máy tính cần lưu ý về thông số kỹ thuật của chúng. Cùng tìm hiểu ROM là gì? Sự khác biệt của ROM và RAM qua bài viết chia sẻ dưới đây của Batiea.
ROM là gì? Ứng dụng của ROM dùng để làm gì?
Khi chọn mua máy tính, điện thoại, nhà sản xuất vẫn thường công bố thông số ROM của các thiết bị. Vậy, ROM là gì? ROM có ứng dụng như thế nào?
ROM là gì?
ROM viết tắt của Read only Memory hay Bộ nhớ chỉ đọc. Linh kiện ROM là bộ nhớ dùng để làm nơi lưu trữ các chương trình có sẵn bên trong, có nhiệm vụ chạy khởi động thiết bị máy tính, điện thoại. Dữ liệu bên trong ROM có thể lưu trữ ngay cả khi thiết bị bị tắt nguồn, khởi động lại.
Bộ nhớ ROM có khả năng tự động lưu trữ lại thông tin khi nguồn điện bị mất, giúp thiết bị hoạt động bình thường sau khi khởi động lại. Hiểu đơn giản, ROM là bộ nhớ trong của máy tính, điện thoại, sở hữu các chương trình đã được cài đặt sẵn.
Ứng dụng của ROM là gì?
Các thiết bị máy tính điện thoại không thể thiếu ROM để hoạt động và thực hiện các chức năng. Nếu không có ROM, máy tính điện thoại không khác gì 1 cục kim loại thông thường. Ứng dụng cụ thể của ROM phải được kể đến như:
- ROM được sử dụng như một chip nhớ: Sử dụng ROM lưu trữ file cho hệ thống, giúp đọc thông tin nhanh, tốc độ xử lý cao. ROM thích hợp để lưu trữ dữ liệu với kích thước nhỏ, làm bộ nhớ đệm cho các ứng dụng.
- ROM được sử dụng trong hệ điều hành Android: ROM là phần quan trọng của các thiết bị Android, có dung lượng lớn giúp thiết bị chạy nhanh và mượt hơn.
▷ Xem thêm: CPU là gì? Phân loại và nguyên lý hoạt động của bộ vi xử lý trung tâm.
Phân loại ROM hiện có trên thị trường
ROM là linh kiện quan trọng, được phát triển đa dạng, với nhiều chức năng phục vụ người dùng. Dưới đây là một số loại ROM đang được sử dụng phổ biến:
- EPROM (Erasable Programmable Read-Only Memory): Loại bộ nhớ trong được thiết kế dựa trên nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Chương trình, dữ liệu được viết và xóa bằng tia cực tím.
- EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory): Đặc điểm của bộ nhớ trong này là ứng dụng công nghệ bán dẫn. Nội dung được viết vào EEPROM bằng điện cực.
- EAROM (Electrically Alterable Read-Only Memory): Chức năng của dòng EAROM thay đổi theo từng bit. Hạn chế của dòng EAROM là tốc độ xử lý chậm và điện thế sử dụng không chuẩn, ảnh hưởng đến khả năng đọc dữ liệu của máy tính, điện thoại.
- PROM (Programmable Read-Only Memory): là bộ nhớ trong đơn giản nhất, PROM chỉ có thể lập trình được 1 lần và có chi phí rẻ nhất thị trường.
Một số bộ nhớ cho dòng Simatic S7-1200:
Dòng Memory | Mã sản phẩm |
Thẻ nhớ 4 Mbyte | 6ES7954-8LC03-0AA0 |
Thẻ nhớ 12 Mbyte | 6ES7954-8LE03-0AA0 |
Thẻ nhớ 256 Mbyte | 6ES7954-8LL03-0AA0 |
Phân biệt ROM và RAM khác nhau như thế nào?
Nhiều người dùng thường nhầm lẫn giữa ROM và RAM. Vậy, linh kiện ROM và RAM khác nhau như thế nào? Cùng phân biệt ROM và RAM rõ hơn qua các tiêu chí dưới đây:
Thiết kế bộ nhớ
ROM là ổ đĩa quang bằng băng từ, có nhiều chân được tạo thành bằng các mối nối tiếp xúc với bảng mạch.
RAM cấu tạo nhiều lớp, dạng thanh lớn hơn ROM có nhiều chip trên 2 mặt và tiếp xúc với bảng mạch bằng chân.
Hình thức hoạt động
ROM hoạt động trong quá trình thiết bị khởi động và người dùng không thể tiến hành chỉnh sửa nội dung trong bộ nhớ trong.
RAM hoạt động ngay khi máy khởi động xong và nạp vào hệ điều hành. Người dùng có thể tiến hành thay đổi nội dung trong RAM.
Khả năng lưu trữ
ROM là bộ nhớ tĩnh bất biến, lưu trữ dữ liệu ngay cả khi không có nguồn cấp điện. Không gian bộ nhớ của ROM nhỏ hơn RAM chỉ khoảng 4-8 GB.
RAM là bộ nhớ khả biến, không thể lưu trữ dữ liệu khi thiết bị tắt hoặc mất nguồn cấp điện. Dung lượng bộ nhớ RAM rất lớn có thể lên đến 256 GB.
Khả năng sao chép dữ liệu
ROM được trang bị sẵn các ứng dụng, dữ liệu và người dùng không thể thay đổi nội dung.
RAM cho phép khả năng ghi chép dữ liệu dễ dàng hơn. Người dùng có thể truy cập để thay đổi nội dung trong bộ nhớ ngoài.
Tốc độ xử lý và truy cập
ROM có tốc độ xử lý và truy cập thông tin tương đối chậm.
RAM có tốc độ đọc, truy cập dữ liệu nhanh, giúp máy chạy mượt mà hơn.
Dựa trên những tiêu chí trên, bạn đọc có thể hiểu được vai trò, chức năng nhiệm vụ của ROM và RAM trong các thiết bị điện tử. Cả 2 linh kiện bộ nhớ đều đóng vai trò quan trọng, giúp máy tính hoạt động hiệu quả.
Bộ nhớ chỉ đọc ROM có nhiệm vụ quan trọng giúp máy tính, điện thoại chạy mượt mà các ứng dụng. Đây là phần quan trọng quyết định hiệu suất làm việc của máy tính, người dùng cần lưu ý khi chọn mua sử dụng. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ROM, sự khác biệt của ROM và RAm như thế nào để chọn mua hiệu quả.