390/9 Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    PSU là gì? Ứng dụng và chức năng của nguồn máy tính

    5.0/5 (1 Reviews)
    19 - 12 - 2022

    Tóm Tắt

    PSU là linh kiện quan trọng trong máy tính. Tuy nhiên, khá ít người hiểu đặc điểm, chức năng của PSU là gì? Bạn đọc quan tâm hãy cùng Batiea tìm hiểu PSU là gì? Ứng dụng và chức năng của PSU là gì?

    Ứng dụng của máy tính trong đời sống, sản xuất là vô cùng lớn. Việc hiểu về thiết bị, các phụ kiện giúp việc vận hành thiết bị tốt hơn. PSU là linh kiện quan trọng trong máy tính. Tuy nhiên, khá ít người hiểu đặc điểm, chức năng của PSU là gì? Bạn đọc quan tâm hãy cùng Batiea tìm hiểu PSU là gì? Ứng dụng và chức năng của PSU là gì?

    PSU là gì? Ứng dụng và chức năng của nguồn máy tính

    Tìm hiểu PSU là gì? Chức năng của nguồn máy tính

    Máy tính PC có thể hoạt động hiệu quả nhờ có bộ nguồn. Do vậy, tất cả các dòng máy tính hiện đại đều được trang bị PSU. Vậy nguồn PSU là gì? 

    PSU là gì?

    PSU viết tắt của cụm từ tiếng anh Power Supply Unit hay nguồn máy tính, là một linh kiện phần cứng của thiết bị, nằm trong thùng máy tính. Nguồn máy tính được biết đến là bộ chuyển đổi dòng điện từ dòng xoay chiều AC sang dòng 1 chiều DC.

    PSU được xem là trái tim của hệ thống máy tính, cung cấp dòng điện ổn định và hợp lý theo thiết kế của thiết bị.

    Chức năng của nguồn máy tính là gì?

    Chức năng của nguồn máy tính đóng vai trò cung cấp nguồn sống cho thiết bị. Nguồn máy tính cấp năng lượng điện cho phần cứng hoạt động, vận hành đảm bảo hiệu suất tốt.

    Ngoài vai trò cấp năng lượng cho các linh kiện khác, PSU còn bảo vệ giúp máy tính hoạt động ổn định, tránh sự cố khi kết nối với lưới điện. Hệ thống chuyển đổi dòng xuống mức điện áp định mức mà máy tính có thể hoạt động được.

    Các thông số kỹ thuật liên quan đến PSU cần lưu ý

    Hiểu về bộ nguồn máy tính sẽ giúp bạn nắm rõ cơ chế hoạt động cũng như dễ dàng chọn linh kiện thay thế phù hợp. Các thông số kỹ thuật quan trọng liên quan đến bộ nguồn máy tính mà bạn cần lưu ý:

    Kết nối đầu ra của bộ nguồn

    Người dùng cần lưu ý quy ước kết nối đầu ra của PSU hay đầu bo mạch chủ. Loại đầu cắm bo mạch chủ này thường có từ 20-24 chân. Ngày nay, nhà sản xuất thiết kế tích hợp loại đầu cắp 20+4 để tương thích với nhiều loại bo mạch khác nhau.

    Loại đầu cắm thứ 2 cần chú ý là đầu cắm nguồn CPU, có 4 hoặc 8 chân. Trong đó, loại đầu cắm nguồn 8 chân thường dùng cho đời mới.

    Một số thiết bị hỗ trợ kết nối, giao tiếp giữa các thiết bị PLC, CPU trong ngành công nghiệp, tự động hóa như:

    Loại sản phẩmMã sản phẩm
    CM 1241 communications module6ES7241-1CH32-0XB0
    CM 1241 communications module6ES7241-1AH32-0XB0

    Quy ước đầu dây trên nguồn máy tính

    Người dùng/ kỹ thuật viên cần hiểu về quy ước đầu dây trên nguồn máy tính để sử dụng thiết bị hiệu quả. Trong đó, các mỗi đầu dây sẽ được quy ước với màu khác nhau:

    Các thông số kỹ thuật liên quan đến PSU cần lưu ý

    • Đầu dây đen là dây chung COM và GNS, với mức điện áp quy định là 0v.
    • Màu cam có mức điện áp +3,3v.
    • Màu đỏ có mức điện áp +5v.
    • Màu vàng có mức điện áp +12v.
    • Màu xanh dương có mức điện áp -12v.
    • Màu xanh là là dây có nhiệm vụ kích hoạt nguồn để kiểm tra thiết bị có hoạt động ổn định không. Cách kiểm tra, nối dây xanh với dây đen thủ công, trước khi tiến hành lắp ráp.
    • Màu tím là dây luôn có điện là 5Vsb, dù có điện hay không. Đây là nguồn điện cung cấp cho bàn phím, chuột, cổng USB và khởi động thiết bị.

    ➤ Xem thêm: GPU là gì? Phân biệt GPU vs CPU vs PSU.

    Quy ước công suất nguồn máy tính

    Bộ nguồn máy tính có nhiều thông số liên quan đến công suất, với đặc trưng khác nhau. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về quy ước công suất của PSU:

    • Công suất tiêu thụ là mức công suất tiêu thụ so với nguồn điện dân dụng, và xác định số tiền mà bạn phải trả.
    • Công suất cung cấp là tổng công suất mà bộ nguồn cung cấp cho máy tính, trong suốt quá trình hoạt động. Giá trị công suất cung cấp nhỏ hơn so với công suất cực đại. Chỉ số công suất cung cấp sẽ khác nhau, tùy thuộc vào chế độ làm việc của hệ thống. Các linh kiện tiêu thụ chủ yếu: CPU, VGA cạc đồ họa, chip bắc cầu, quạt, ổ quang.
    • Công suất cực đại tức thời là giá trị công suất được xác định trong 1 khoảng thời gian ngắn. Giá trị công suất này thường được ghi trên nhãn sản phẩm.
    • Công suất cực đại liên tục là giá trị công suất được xác định trong thời gian dài. Chỉ số cần thiết để giúp bạn đánh giá máy tính có hoạt động ổn định hay không.

    ➤ Xem thêm: Công suất điện là gì? Công thức tính nhanh và chính xác nhất.

    Nên chọn bộ PSU trong thực tế như thế nào cho chuẩn?

    Bộ nguồn máy tính đóng vai trò quan trọng bảo vệ hệ thống máy tính hay ứng dụng cấp nguồn điều khiển tự động công nghiệp. Người dùng cần biết cách để chọn bộ nguồn máy tính chuẩn:

    • Công suất sử dụng: Dựa trên tổng công suất hoạt động của các linh kiện: màn hình, máy tính điều khiển… để chọn công suất PSU phù hợp. Mức công suất của PSU nên lớn hơn 10% so với tổng công suất của hệ thống.
    • Chọn bộ nguồn của các thương hiệu uy tín: Các hãng lớn uy tín sẽ đảm bảo cho tính ổn định, tính năng và hiệu quả sử dụng của thiết bị.
    • Giá thành của bộ nguồn máy tính: Đây cũng là tiêu chí quan trọng mà bạn cần lưu ý khi chọn mua nguồn máy tính. Chi phí lý tưởng cho PSU thường chiếm 10-15% giá thành tổng hệ thống máy tính.

    Nguồn máy tính PSU đóng vai trò quan trọng, giúp thiết bị hoạt động ổn định, đạt hiệu năng tốt hơn. Khi, PSU bị hỏng, người dùng cần biết cách chọn mua để thay thế linh kiện phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn để chọn linh kiện nguồn máy tính phù hợp với nhu cầu và thiết bị.

    Bài viết liên quan

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    PLC S7-1200 Siemens là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với hầu hết các ứng dụng...

    21 - 11 - 2024
    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    SINAMICS G120 là lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng công nghiệp cần tính năng điều khiển...

    16 - 11 - 2024
    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến tần SINAMICS V20 là một trong những dòng biến tần phổ biến của Siemens, được thiết...

    13 - 11 - 2024
    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Khởi động mềm là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu khởi động êm, bảo vệ động...

    08 - 11 - 2024
    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, màn hình điều khiển cảm ứng HMI đóng vai trò...

    04 - 11 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!