390/9 Đường HT13, P. Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Phân loại hệ thống tự động hoá - Ưu và nhược điểm của tự động hoá

    5.0/5 (5 Reviews)
    11 - 08 - 2021

    Tóm Tắt

    Tự động hóa xuất hiện nhiều trong cuộc sống nhưng khá ít người hiểu rõ về bản chất và có bao nhiêu hệ thống tự động hóa hiện nay. Cùng tìm hiểu về hệ thống tự động hóa và đánh giá về ưu - nhược điểm

    Hệ thống tự động hóa trở thành một phần quan trọng trong sản xuất, công việc sự tiện nghi cho con người, tối ưu năng suất lao động. Tự động hóa xâm nhập vào nhiều lĩnh vực sản xuất, lao động, chuỗi dây chuyền sản xuất…mang lại nhiều lợi ích.

    Tự động hóa xuất hiện nhiều trong cuộc sống nhưng khá ít người hiểu rõ về bản chất và có bao nhiêu hệ thống tự động hóa hiện nay. Bài viết dưới đây của Batiea sẽ giúp bạn phân loại cụ thể về hệ thống tự động hóa và đánh giá về ưu - nhược điểm của tự động hóa.

    Hiểu về hệ thống tự động hóa và ưu nhược điểm

    Tự động hóa là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong công nghiệp, các dây chuyền sản xuất, trở thành một phần quan trọng của các nhà máy, xí nghiệp hiện nay. Tự động hóa cũng trở thành một tiêu chí đánh giá sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng. Vậy, tự động hóa là gì?

    tự động hóa

    Về cơ bản, tự động hóa là một quá trình có ứng dụng máy móc, thiết bị điện tử, robot vận hành với chương trình đã được lập trình sẵn trước đó. Toàn bộ quá trình vận hành bằng cơ chế tự động hóa gần như không cần sức lao động của công nhân, thao tác xử lý gia công mà được thay thế hoàn toàn bằng máy móc. Điều này làm tăng mức độ chính xác, đáng tin cậy của các thông số kỹ thuật khi sản phẩm được gia công tự động hóa.

    Nhiệm vụ chính của con người trong hệ thống tự động hóa là giám sát, vận hành máy móc và thiết bị. Máy móc sẽ thực hiện thao tác theo đúng yêu cầu lập trình và các tiêu chuẩn được đưa ra. Tự động hóa được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: sản xuất, bán hàng, vận chuyển, quản lý…

    >> Bài viết liên quan: Thiết bị tự động hóa là gì? Phân loại các thiết bị tự động hóa

    Ưu và nhược điểm của hệ thống tự động hóa

    Ưu nhược điểm của hệ thống tự động hóa được thể hiện ở nhiều phương diện.

    Ưu điểm của hệ thống tự động hóa:

    • Tự động hóa nâng cao năng suất, sản lượng sản phẩm. Sản phẩm được tạo ra có độ chính xác cao, độ đồng đều về chất lượng, giảm tỷ lệ lỗi hỏng.
    • Giải pháp giảm chi phí nhân công, nhân lực lao động cho hệ thống sản xuất.
    • Ứng dụng hệ thống tự động hóa kéo theo đó là giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh.

    Nhược điểm của hệ thống tự động hóa:

    • Hệ thống máy móc hư hỏng ở một bộ phận sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Do vậy, yêu cầu doanh nghiệp đơn vị cần giám sát, bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo trạng thái tốt nhất của máy móc.
    • Hệ thống tự động hóa được điều khiển bằng phần mềm, máy tính dễ bị xâm nhập, tấn công làm nhiễu và gián đoạn sản xuất.
    • Chi phí đầu tư ban đầu cao, không phải doanh nghiệp nào cũng đầu tư trọn vẹn được.
    • Tự động hóa sẽ đi đôi với việc giảm sử dụng nhân lực, người lao động sẽ mất việc và cần chuyên môn cao hơn.

    Phân loại hệ thống tự động hóa phổ biến hiện nay

    Với những ưu - nhược điểm rõ ràng, hệ thống tự động hóa vẫn được đánh giá cao, mang lại hiệu quả công việc tốt nhất, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

    Hiện nay, hệ thống tự động hóa được ứng dụng trong 2 lĩnh vực chính:

    1. Tự động hóa ứng dụng trong công nghiệp 

    Giải pháp ứng dụng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp, với máy móc điện tử, robot hoạt động theo dây chuyền tối ưu năng suất cho các doanh nghiệp. Một số loại hình tự động hóa công nghiệp chủ đạo được ứng dụng hiện nay:

    1. Tự động hóa công nghệ CNC- Ứng dụng điều khiển hệ thống máy cắt CNC đảm bảo độ chính xác của các số liệu, hình dạng chuẩn xác theo yêu cầu.
    2. Tự động hóa công nghệ CAM - Ứng dụng máy tính với chương trình lập trình sẵn để điều khiển robot vận hành trong lắp đặt tự động theo thứ tự, bố trí các chi tiết đúng vị trí.
    3. Tự động hóa robot công nghiệp - Điều khiển các robot hoạt động trong môi trường nguy hiểm, thao tác khó mà con người không thể thực hiện.
    4. Tự động hóa sản xuất linh hoạt - Hệ thống phức tạp điều khiển máy móc, cảm biến áp suất, nhiệt độ, chuyển đổi tín hiệu… kết hợp để sản xuất hàng hóa theo dây chuyền.

    ứng dụng tự động hóa

    2. Tự động hóa tòa nhà

    Hệ thống tự động hóa ứng dụng trong quản lý, vận hành tòa nhà được ứng dụng khá phổ biến, tạo nên khu đô thị thông minh, tối ưu năng lượng điện tiêu thụ, giám sát an toàn… Tự động hóa trong tòa nhà cụ thể với các ứng dụng:

    1. Tự động hóa cấp điện tòa nhà - chương trình lập trình sẵn để cấp điện chiếu sáng cho các khu vực, cấp điện hoạt động máy móc, tiêu thụ cho nhà dân, khu vực văn phòng.
    2. Tự động hóa quản lý tòa nhà có dây - xây dựng hệ thống quản lý thông tin, chia sẻ dữ liệu, máy tính, thiết bị máy móc điện tử trong tòa nhà.
    3. Tự động hóa quản lý không dây - hệ thống quản lý các thiết bị kết nối không dây: Wifi, bluetooth, RF… chuyển thông tin đến hệ thống quản lý trung tâm.

    Kết luận

    Tự động hóa mang lại năng suất công việc cao, giảm sai sót trong lao động nhưng việc phụ thuộc vào hệ thống máy móc và chương trình lập trình sẵn cần người có chuyên môn năng lực cao.

    Hệ thống tự động hóa có những ưu và nhược điểm ứng dụng phù hợp nhiều lĩnh vực, nhưng cần sự kiểm soát tốt về yếu tố kỹ thuật. Hệ thống tự động hóa hoạt được phân thành nhiều loại, cần hiểu rõ để ứng dụng hiệu quả.

    Hy vọng những chia sẻ trên đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu về hệ thống tự động hóa hiện có và những ưu - nhược điểm nổi bật.

    Bài viết liên quan

    Sự Khác Biệt Giữa HMI và SCADA

    Sự Khác Biệt Giữa HMI và SCADA

    HMI (Human-Machine Interface) và SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) đều...

    26 - 12 - 2024
    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hệ Thống Tự Động Hóa

    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hệ Thống Tự Động Hóa

    Hệ thống tự động hóa là một phần không thể thiếu trong sản xuất hiện đại, nhưng không...

    23 - 12 - 2024
    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Màn hình HMI không chỉ là công cụ giao tiếp giữa con người và máy móc mà còn đóng vai...

    18 - 12 - 2024
    Các Bước Cấu Hình TIA Portal Từ A Đến Z

    Các Bước Cấu Hình TIA Portal Từ A Đến Z

    TIA Portal (Totally Integrated Automation Portal) là phần mềm quản lý tích hợp của...

    12 - 12 - 2024
    Bộ điều khiển thế hệ mới SIMATIC S7-1200 G2

    Bộ điều khiển thế hệ mới SIMATIC S7-1200 G2

    Bộ điều khiển PLC S7-1200 G2 là phiên bản mới nhất trong series PLC S7-1200 của Siemens...

    07 - 12 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!