390/9 Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Encoder là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của bộ mã hóa

    5.0/5 (1 Reviews)
    14 - 10 - 2022

    Tóm Tắt

    Encoder là một trong những lựa chọn hàng đầu, được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất. Bạn đã hiểu rõ về thiết bị encoder là gì hay chưa? Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động của encoder như thế nào

    Các thiết bị được mã hóa sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Encoder là một trong những lựa chọn hàng đầu, được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất. Bạn đã hiểu rõ về thiết bị encoder là gì hay chưa? Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của encoder như thế nào? Bài viết dưới đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu về encoder và những ứng dụng thực tế của bộ mã hóa đặc biệt này.

    Encoder là gì? Chức năng và ứng dụng của bộ mã hóa encoder

    Encoder được biết đến với tên gọi khác là bộ mã hóa hay cảm biến chuyển động cơ học, bằng cách tạo ra tín hiệu số đáp ứng các chuyển động vật lý. Có thể hiểu đơn giản, bộ mã hóa có khả năng chuyển đổi tín hiệu chuyển động thành tín hiệu số, truyền đến bộ xử lý điện tử của hệ thống.

    Encoder là gì? Chức năng và ứng dụng của bộ mã hóa encoder

    Bộ mã hóa được xem là chi tiết quan trọng trong máy cắt CNC. Nhiệm vụ của bộ mã hóa giúp đo đạc thông số và tốc độ làm việc của máy, đếm số lượng hàng hóa sản phẩm được tạo ra. Trong ngành công nghiệp sản xuất, máy CNC có độ chính xác cao, hoạt động tự động hóa hoàn toàn nhờ tích hợp bộ mã hóa. 

    Ngoài ra, các ứng dụng của bộ mã hóa trong sản xuất như sau:

    • Ứng dụng hiển thị tốc độ: Phản ánh tốc độ dòng chảy của chất lỏng và truyền tín hiệu đến biến tần để vận hành máy bơm.
    • Ứng dụng về đo lường kích thước: Bộ mã hóa lắp đặt ở băng truyền tấm nhôm, đo độ dài kích thước tấm vật liệu cần cắt và xác định vị trí với độ chính xác cao. 
    • Ứng dụng bộ mã hóa trong đếm số lượng: Encoder được lắp ở các băng tải sản phẩm để đếm số lượng sản phẩm đi qua. 
    • Ứng dụng bộ mã hóa trong các ngành công nghiệp: Ứng dụng kiểm soát tốc độ ô tô, ứng dụng trong các thiết bị văn phòng như máy quét, in ấn, ứng dụng trong máy quét y tế, định vị trong thiết bị kính viễn vọng…

    Có thể thấy, tính ứng dụng của bộ mã hóa trong đời sống là rất lớn, giúp tăng độ chính xác và hiệu suất quá trình.

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ mã hóa

    Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của encoder giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về thiết bị nhỏ gọn nhưng hữu ích này.

    Cấu tạo của bộ mã hóa gồm những gì?

    Cấu tạo của encoder khá đơn giản với: 

    • 1 đĩa tròn với các lỗ nhỏ được gia công với kích thước tương đương và ở vị trí xác định có cùng bán kính. Đĩa tròn có thể xoay quanh 1 trục cố định với tốc độ đều.
    • 1 đèn led được bố trí gần đĩa xoay.
    • 1 cảm biến ánh sáng được bố trí ở vị trí đối diện.
    • Vỏ và dây dẫn truyền tín hiệu số.

    ▷ Xem thêm: Khởi động từ - Contactor là gì? Nguyên lý hoạt động của các pha.

    Nguyên lý hoạt động của bộ mã hóa diễn ra như thế nào?

    Nguyên lý hoạt động của bộ mã hóa dựa trên tín hiệu quang, có nghĩa: Trên đĩa tròn có các lỗ có ánh sáng đèn led truyền qua và lỗ không có ánh sáng truyền qua. Ở các lỗ có ánh sáng truyền qua và không có ánh sáng truyền qua, tín hiệu sẽ được truyền đến cảm biến ánh sáng.

    Phân loại encoder hiện có trên thị trường

    Số lượng đếm được sẽ được xác định bằng số lần ánh sáng bị cắt. Cảm biến ánh sáng hoạt động tạo ra các xung vuông, chuyển hóa thành tín hiệu số, truyền đến bộ xử lý trung tâm. Từ đó, máy tính hay pc sẽ xác định được tốc độ của động cơ.

    Phân loại encoder hiện có trên thị trường

    Dựa trên nguyên lý hoạt động của bộ mã hóa, có thể phân loại thiết bị thành 2 loại chính như sau:

    • Bộ mã hóa tương đối: Bộ mã hóa encoder phát tín hiệu tăng dần hoặc theo chu kỳ. Loại thiết bị này có đĩa tròn tối đa 3 vòng. Ưu điểm của encoder tương đối là giá thành rẻ, tín hiệu trả về nhanh. Tuy nhiên hạn chế là tín hiệu có tính tương đối, không đảm bảo chính xác hoàn toàn.
    • Bộ mã hóa tuyệt đối: Loại đĩa tròn được dùng là đĩa nhị phân mã gray, được chế tạo từ vật liệu trong suốt với các lỗ tròn đồng tâm. Khả năng trả tín hiệu có độ chính xác cao, mà người dùng không cần xử lý gì nữa. Hạn chế, chế tạo đĩa encoder tuyệt đối phức tạp với giá thành cao.

    Kỹ thuật viên cần dựa trên nhu cầu thực tế của hệ thống, yêu cầu về độ chính xác trong quá trình xử lý tín hiệu để chọn bộ mã hóa phù hợp. Bên cạnh đó, mua encoder tại địa chỉ uy tín để được chuyên gia tư vấn, đảm bảo chất lượng và độ chính xác kỹ thuật cao. Batiea là nhà phân phối các thiết bị kỹ thuật tự động hóa chính hãng tại Sài Gòn sẽ đáp ứng nhu cầu lớn của các băng truyền tải, sản xuất công nghiệp.

    Encoder là bộ mã hóa được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất với tính tự động hóa cao. Thiết bị mã hóa quan trọng, nâng cao tính liên tục, tự động và hiệu suất cho dây chuyền. Bộ mã hóa encoder được sử dụng nhiều trong dây chuyền cắt, vẽ, băng tải… và nhiều hệ thống khác. Hiểu rõ về encoder là gì sẽ giúp người dùng chọn mua thiết bị phù hợp cho sản xuất. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu và có lựa chọn bộ mã hóa chính hãng, chất lượng tương ứng với nhu cầu.

    Bài viết liên quan

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    PLC S7-1200 Siemens là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với hầu hết các ứng dụng...

    21 - 11 - 2024
    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    SINAMICS G120 là lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng công nghiệp cần tính năng điều khiển...

    16 - 11 - 2024
    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến tần SINAMICS V20 là một trong những dòng biến tần phổ biến của Siemens, được thiết...

    13 - 11 - 2024
    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Khởi động mềm là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu khởi động êm, bảo vệ động...

    08 - 11 - 2024
    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, màn hình điều khiển cảm ứng HMI đóng vai trò...

    04 - 11 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!