390/9 Đường HT13, P. Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Khởi động từ - Contactor là gì? Nguyên lý hoạt động của các pha

    5.0/5 (1 Reviews)
    30 - 09 - 2022

    Tóm Tắt

    Hiểu rõ về Khởi động từ là gì? Sẽ giúp bạn đánh giá và chọn phụ kiện phù hợp. Nguyên lý hoạt động của các pha trong khởi động từ như thế nào? Chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp thông tin về Contactor

    Công nghiệp sản xuất được hiện đại hóa với các thiết bị tự động, mang lại nhiều lợi ích về năng suất, giảm sức lao động, tăng độ chính xác của sản phẩm. Một hệ thống cơ điện lớn được tạo thành từ những chi tiết nhỏ, nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

    Khởi động từ là gì? Vai trò và ưu điểm là gì?

    Làm việc trong lĩnh vực điện tử, chắc chắn đã nghe qua về khởi động từ. Phụ kiện contactor được ứng dụng trong nhiều hệ thống. Hiểu rõ về Khởi động từ - Contactor là gì? Sẽ giúp bạn đánh giá và chọn phụ kiện phù hợp. Nguyên lý hoạt động của các pha trong khởi động từ như thế nào? Chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm về Contactor.

    Khởi động từ là gì? Vai trò và ưu điểm là gì?

    Khởi động từ - contactor là khí cụ điện hạ áp, có nhiệm vụ đóng ngắt mạch dòng điện thường xuyên. Contactor rất quan trọng trong mạch điện, để điều khiển các thiết bị: Động cơ, hệ thống chiếu sáng, tụ bù… Thông qua các nút bấm, điều khiển từ xa hay chế độ tự động.

    ▷ Xem thêm:Servo là gì? Servo và biến tần khác nhau như thế nào?

    Điểm nổi bật của contactor được nhiều người chọn sử dụng cho mạch điện công nghiệp:

    • Tính bền bỉ cao, ít gặp sự cố và tuổi thọ thiết bị lớn. 
    • Contactor giúp đóng ngắt các thiết bị điện tử trong môi trường độc hại, hạn chế tiếp xúc của con người.
    • Kích thước nhỏ gọn, khối lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt cho nhiều vị trí trong mạch và tủ điện.
    • Thời gian đóng ngắt mạch điện nhanh, ít tốn điện năng.
    • Chất liệu sản xuất contactor bền bỉ, chống chịu ăn mòn tốt, chống mài mòn hiệu quả, với tuổi thọ lớn.

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của contactor như thế nào?

    Sau khi đã hiểu khởi động từ là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phụ kiện quan trọng này.

    Cấu tạo của contactor gồm những gì?

    Hiểu về cấu tạo của contactor sẽ giúp bạn lắp đặt và sử dụng thiết bị hiệu quả. Cấu tạo cơ bản của khởi động từ gồm 3 phần chính:

    • Nam châm điện: Gồm 1 lõi sắt và lò xo có nhiệm vụ tạo ra từ trường.
    • Hệ thống tiếp điện: Được phân thành 2 loại tiếp điểm chính và phụ. Tiếp điểm chính lắp ở mạch động lực, tiếp điểm phụ lắp ở mạch điều khiển.
    • Hệ thống dập hồ quang: Nhiệm vụ dập tắt hồ quang gây hại cho hệ thống, làm mòn các tiếp điểm.

    Nguyên lý hoạt động của contactor như thế nào?

    Với cấu tạo khá đơn giản, contactor có khối lượng nhẹ, dễ lắp đặt sử dụng. Vậy, nguyên lý hoạt động của contactor diễn ra như thế nào?

    Nguyên lý hoạt động của contactor như thế nào?

    • Dòng điện định mức của contactor được cấp vào mạch điều khiển, lúc này, sẽ phát sinh từ trường ở cuộn nam châm. Từ trường xuất hiện, lực hút được tạo ra khiến lõi dịch chuyển, giúp khởi động từ hoạt động. 
    • Khi ngắt mạch điện, từ trường sẽ biến mất, lúc này lõi từ sẽ ở trạng thái nghỉ. Lúc này, tiếp điểm sẽ trở về vị trí ban đầu.

    Phân loại contactor có mặt trên thị trường

    Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, contactor được phát triển thành nhiều loại, với đặc điểm khác nhau. Cụ thể, có thể phân loại cotactor thành các loại sau:

    • Theo dạng dòng điện: Cotactor dòng 1 chiều và xoay chiều.
    • Theo chức năng và mục đích sử dụng: Cotactor chuyên dùng cho tụ bù hoặc sử dụng cho motor.
    • Theo mức điện áp: Cotactor hạ áp hoặc trung thế.
    • Theo nguyên lý làm việc: Contactor điều khiển điện tử, kiểu khí, kiểu hơi, kiểu thủy lực.
    • Theo điện áp cuộn hút: Cotactor 380v, 220v, 48v, 24v…
    • Theo số cực cotactor: khởi động từ 1 pha, khởi động từ 2 pha, khởi động từ 3 pha, khởi động từ 4 pha.
    • Theo thiết kế kết cấu thiết bị: Contactor cho khu vực hạn chế chiều rộng, khu vực hạn chế chiều cao.

    Lưu ý cách chọn mua contactor phù hợp với hệ thống

    Chọn mua khởi động từ phù hợp với hệ thống sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc, giúp các thiết bị công nghiệp hoạt động ổn định. Làm thế nào để mua contactor chất lượng, chuẩn cho hệ thống của bạn.

    ▷ Xem thêm:Relay là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của Relay.

    Lưu ý các thông số kỹ thuật sau của contactor:

    • Độ bền cơ: Đây là số lần đóng ngắt của 1 contactor có thể thực hiện được trong vòng đời của chúng. Thông thường, các contactor thường có số lần đóng ngắt từ 5-10 triệu lần.
    • Độ bền điện: Số lần đóng ngắt dòng điện định mức đi qua tiếp điểm. Chỉ số này thường từ 200.000-1.000.000 lần.
    • Dòng điện định mức: Dòng điện tối đa cho phép đi qua contactor khi đóng các tụ tải.
    • Khả năng đóng của khởi động từ: Giá trị này thường bằng từ 1-7 lần giá trị dòng định mức, giá trị mà thiết bị có thể đóng thành công.
    • Khả năng cắt mạch của công tắc tơ: Giá trị dòng điện mà thiết bị có thể ngắt mạch thành công khỏi mạch, với giá trị bằng 1-10 lần dòng định mức.
    • Điện áp định mức: Điện áp ở 2 đầu mạch chính của contactor.

    Contactor là phụ kiện điện tử quan trọng, bảo vệ các mạch an toàn khi vận hành với lưới điện áp lớn. Trang bị khởi động từ cho hệ thống, giúp nâng cao tính bền, khả năng hoạt động của các thiết bị công nghiệp ổn định. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc đánh giá và chọn loại contactor phù hợp với lưới điện, bền bỉ và giá tốt.

    Bài viết liên quan

    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Màn hình HMI không chỉ là công cụ giao tiếp giữa con người và máy móc mà còn đóng vai...

    18 - 12 - 2024
    Các Bước Cấu Hình TIA Portal Từ A Đến Z

    Các Bước Cấu Hình TIA Portal Từ A Đến Z

    TIA Portal (Totally Integrated Automation Portal) là phần mềm quản lý tích hợp của...

    12 - 12 - 2024
    Bộ điều khiển thế hệ mới SIMATIC S7-1200 G2

    Bộ điều khiển thế hệ mới SIMATIC S7-1200 G2

    Bộ điều khiển PLC S7-1200 G2 là phiên bản mới nhất trong series PLC S7-1200 của Siemens...

    07 - 12 - 2024
    Các Loại CPU trong Dòng SIMATIC S7-1500

    Các Loại CPU trong Dòng SIMATIC S7-1500

    Dòng PLC SIMATIC S7-1500 của Siemens cung cấp nhiều loại CPU khác nhau để đáp ứng các...

    02 - 12 - 2024
    Hướng Dẫn Lập Trình và Cấu Hình SIMATIC S7-1200

    Hướng Dẫn Lập Trình và Cấu Hình SIMATIC S7-1200

    SIMATIC S7-1200 là dòng sản phẩm PLC (Programmable Logic Controller) của Siemens, nổi...

    26 - 11 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!