390/9 Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Động cơ bước (Step Motor) là gì? Phân loại và nguyên lý hoạt động như thế nào?

    0/5 (0 Reviews)
    11 - 01 - 2023

    Tóm Tắt

    Động cơ bước được ứng dụng trong các thiết bị, máy móc hiện đại. Vậy, động cơ bước step motor là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại động cơ này như thế nào? Cùng Batiea tìm hiểu về Step motor

    Động cơ được phát triển thành nhiều loại, với đặc trưng và nguyên lý hoạt động khác nhau. Trong đó, động cơ bước được ứng dụng khá nhiều trong các thiết bị, máy móc hiện đại. Vậy, động cơ bước - step motor là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại động cơ này như thế nào? Bạn đọc quan tâm, cùng Batiea tìm hiểu chi tiết hơn về Step motor qua bài viết chia sẻ dưới đây.

    Động cơ bước là gì? Ưu - nhược điểm của loại động cơ này là gì?

    Động cơ bước được nhiều kỹ thuật viên biết đến, sử dụng lắp đặt cho các thiết bị hiện đại. Tính ứng dụng cao, loại động cơ này cũng có những ưu - nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về step motor là gì?

    Động cơ bước là gì? Ưu - nhược điểm của loại động cơ này là gì?

    Động cơ bước - step motor là gì?

    Động cơ bước (Step motor) là động cơ đồng bộ sử dụng năng lượng điện, dùng để chuyển đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng xung điện rời rạc và kế tiếp nhau, thành chuyển động góc quay/ chuyển động của rotor có khả năng cố định rotor vào các vị trí cần.

    Step motor là sự kết hợp của 2 loại động cơ 1 chiều không tiếp xúc và động cơ đồng bộ giảm tốc với công suất nhỏ. Nhìn chung, với động cơ bước, bạn có thể quy định được tần số góc quay của nó. Với góc bước càng nhỏ thì số bước trên mỗi vòng quay sẽ càng lớn và độ chính xác cũng càng lớn. 

    Ưu nhược điểm của step motor là gì?

    Step motor có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác với các loại động cơ 1 pha và 3 pha. Đồng thời, chúng cũng có những ưu - nhược điểm riêng phải kể đến như:

    Ưu điểm của step motor: 

    • Khả năng tạo momen xoắn cực lớn, đặc biệt với dải vận tốc trung bình và thấp.
    • Độ bền của step motor khá cao, giá thành thấp mang lại giá trị sử dụng cao cho người dùng.
    • Việc sửa chữa và thay thế động cơ bước cũng khá dễ dàng và nhanh chóng, với chi phí rẻ.

    Hạn chế của step motor:

    • Động cơ thường xảy ra hiện tượng trượt bước, thường do lực từ yếu và dòng điện cấp vào động cơ không đủ.
    • Tiếng ồn khi hoạt động của step motor lớn, gây khó chịu khi vận hành.
    • Khả năng hoạt động của step motor cho các thiết bị cần tốc độ cao không hiệu quả.

    ▷ Xem thêm: MCB là gì? Nguyên lý, cấu tạo và phân biệt với MCCB.

    Thông số kỹ thuật quan trọng cần lưu ý của động cơ bước

    Khi chọn step motor, người dùng cần nắm rõ các thông số kỹ thuật của thiết bị. Cụ thể, các thông số kỹ thuật của step motor cần lưu ý:

    • Số step của động cơ bước. Thông thường, số step hiện nay được tin dùng là 200.
    • Dòng tiêu thụ tối đa của mỗi pha là bao nhiêu?
    • Điện trở của từng pha là bao nhiêu?
    • Hiệu điện thế dòng điện bao nhiêu?

    ▷ Xem thêm: Máy tiện là gì? Các loại máy tiện phổ biến trên thị trường hiện nay.

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của step motor như thế nào?

    Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của step motor sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại động cơ này. 

    Cấu tạo của step motor gồm những bộ phận nào?

    Cấu tạo của step motor sẽ gồm 2 bộ phận chính: Rotor và stator. Trong đó:

    • Rotor là dãy các lá nam châm vĩnh cửu, được sắp xếp chồng lên nhau có tính toán. Trên các lá nam châm lại được chia thành các cặp cực xếp đối xứng nhau.
    • Stator được làm từ sắt từ, được chia thành các rãnh nhỏ đặt cuộn dây.

    ▷ Xem thêm:Acquy là gì? Phân loại bình acquy và ứng dụng của chúng.

    Nguyên lý hoạt động của step motor như thế nào?

    Step motor không quay theo các cơ chế thông thường, mà chúng quay theo từng bước 1. Do vậy, động cơ bước có độ chính xác cao về mặt điều khiển học. Loại động cơ này hoạt động được nhờ bộ chuyển mạch điện tử. Các mạch này sẽ truyền tín hiệu của lệnh điều khiển đến stator, theo thứ tự và tần số nhất định. 

    Tổng số góc quay của rotor tương ứng với tần số mà động cơ chuyển mạch. Bên cạnh đó, chiều quay và tốc độ quay của rotor sẽ phụ thuộc vào số thứ tự chuyển đổi/ tần số chuyển đổi của nó.

    Phân loại step motor hiện nay đang được sử dụng

    Động cơ bước được phát triển thành nhiều loại, theo các tiêu chí khác nhau. Cụ thể, phân loại Step Motor cụ thể:

    Phân loại step motor hiện nay đang được sử dụng

    Phân loại theo số pha của động cơ

    • Động cơ bước 2 pha, tương đương với góc bước là 1.8 độ.
    • Động cơ bước 3 pha, tương đương với góc bước là 1.2 độ.
    • Động cơ bước 5 pha, tương đươngng với góc bước là 0.72 độ.

    Phân loại theo cực của động cơ: động cơ đơn cực và lưỡng cực.

    Phân loại theo rotor: Rotor làm bằng dây quấn hoặc nam châm vĩnh cửu và rotor thay đổi trở từ.

    Ứng dụng của step motor như thế nào trong đời sống?

    Ứng dụng của step motor trong thực tế là rất phổ biến và ngày càng quen thuộc hơn. Cụ thể, các ứng dụng phải kể đến như:

    • Ứng dụng trong ngành công nghiệp tự động hóa, đặc biệt với các thiết bị yêu cầu độ chính xác cao như: máy gia công cắt CNC, cắt plashma, cắt laser
    • Lĩnh vực an ninh, bảo mật, mang đến bước tiến trong lĩnh vực giám sát.
    • Ứng dụng trong lĩnh vực y tế với các máy quét y tế, lấy mẫu, chụp ảnh nha khoa…
    • Ứng dụng trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng như: máy ảnh, camera kỹ thuật số…

    Hiểu về nguyên lý cấu tạo, đặc trưng của động cơ bước sẽ giúp bạn hiểu cách hoạt động của các thiết bị hiện đại. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm, khi tìm hiểu về động cơ bước step motor.

    Bài viết liên quan

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    PLC S7-1200 Siemens là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với hầu hết các ứng dụng...

    21 - 11 - 2024
    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    SINAMICS G120 là lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng công nghiệp cần tính năng điều khiển...

    16 - 11 - 2024
    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến tần SINAMICS V20 là một trong những dòng biến tần phổ biến của Siemens, được thiết...

    13 - 11 - 2024
    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Khởi động mềm là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu khởi động êm, bảo vệ động...

    08 - 11 - 2024
    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, màn hình điều khiển cảm ứng HMI đóng vai trò...

    04 - 11 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!