390/9 Đường HT13, P. Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Công tơ điện dùng để đo gì? Khái niệm, ký hiệu và ứng dụng thực tế

    5.0/5 (1 Reviews)
    22 - 02 - 2023

    Tóm Tắt

    Mỗi hộ gia đình sử dụng điện đều có 1 công tơ riêng để đo và tính toán điện năng tiêu thụ hàng tháng. Bạn sử dụng công tơ điện hàng ngày, nhưng không hiểu thiết bị điện này hoạt động như thế nào?

    Điện là nguồn năng lượng quan trọng để duy trì các hoạt động của con người, sản xuất, sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mỗi hộ gia đình sử dụng điện đều có 1 công tơ riêng để đo và tính toán điện năng tiêu thụ hàng tháng. Bạn sử dụng công tơ điện hàng ngày, nhưng không hiểu thiết bị này hoạt động như thế nào?

    Bạn đọc quan tâm về chức năng, nhiệm vụ và các đơn vị mà công tơ điện đo đạc. Hãy cùng Batiea tìm hiểu về công tơ điện, ký hiệu và ứng dụng thực tế của chúng như thế nào?

    Công tơ điện là gì? Các thông số trên đồng hồ điện có ý nghĩa gì?

    Công tơ là thiết bị quen thuộc lắp đặt cho mỗi gia đình, nhà xưởng, nhà hàng hay khu vực sản xuất. Vậy, thực chất công tơ điện là gì? Ý nghĩa các thông số trên đồng hồ điện?

    Công tơ điện là gì?

    Công tơ điện là công cụ đo lường điện năng tiêu thụ của một phụ tải điện hay nơi sử dụng năng lượng điện nào đó (gồm nhiều phụ tải điện). Công tơ còn có tên gọi khác là đồng hồ điện năng hoặc điện năng kế.

    Các sản phẩm đồng hồ điện được hiệu chuẩn đơn vị đo lường, thành đơn vị thanh toán Kilowatt (kWh) và được đọc số vào mỗi kỳ chố số.

    Ý nghĩa các thông số trên đồng hồ điện

    Trên các đồng hồ đo điện năng hiện nay đều có thông số kỹ thuật với ý nghĩa riêng. Cụ thể, ý nghĩa của các thông số kỹ thuật hiển thị trên mặt đồng hồ đo điện như sau:

    • 220V - Mức điện áp thông thường cung cấp cho các phụ tải điện, đi qua đồng hồ.
    • 50Hz - Tần số lưới điện theo tiêu chuẩn quốc gia.
    • 900 vòng/kWh - Số vòng quay của công tơ tương ứng với 1kWh điện. Ngoài ra, đồng hồ điện còn có các cấp đo khác như: 225 vòng/kWh hay 400 vòng/kWh.
    • 5(20)A - Số 5 là định mức cường độ dòng điện đi qua công tơ và 20 là cường độ dòng chịu tải giới hạn của công tơ. Ngoài ra, đồng hồ điện có một số cấp hoạt động khác như: 10(40)A, 20(80)A, 40(120)A.
    • 27°C - Nhiệt độ làm việc bình thường của đồng hồ điện.
    • Cấp 2 - Là cấp chính xác, mức độ sai số 2% cho phép trong dải đo của đồng hồ điện. Hiện nay, đồng hồ điện có các cấp sai số như: 0.5 (sai số 0.5% toàn dải đo), cấp 1 (sai số 1% toàn dải đo).

    ▷ Xem thêm: Những điều cần biết khi mua đồng hồ nước.

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tơ điện là gì?

    Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị quan trọng này.

    Cấu tạo của đồng hồ điện gồm những gì?

    Hiện nay, đồng hồ đo điện năng có nhiều cải tiến về chức năng và cách thức hoạt động. Tuy nhiên, về cơ bản, đồng hồ đo điện sẽ gồm các chi tiết sau:

    • Cuộn dây điện áp - Số vòng dây thường lớn, với tiết diện dây nhỏ, và được lắp song song với phụ tải.
    • Cuộn dây dòng điện - Được lắp nối tiếp với các phụ tải, có tiết diện dây lớn hơn và có số vòng dây ít hơn so với cuộn dây điện áp.
    • Đĩa nhôm - Được lắp trên trục và tì vào trụ để có thể quay tự do giữa 2 cuộn dây điện áp.
    • Nam châm vĩnh cửu - Tạo nên momen xoắn, khi đĩa nhôm quay trong từ trường của nó.
    • Hộp số cơ khí - Nhiệm vụ hiển thị vòng quay của đĩa nhôm và được gắn với trục đĩa.

    ▷ Xem thêm: Đồng hồ đo công suất lạnh BTU Meter là gì? Đặc điểm, ứng dụng ra sao?.

    Nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện như thế nào?

    Vậy, nguyên lý hoạt động đo dòng điện của đồng hồ công tơ diễn ra như thế nào? Khi có dòng chạy qua phụ tải điện, công tơ sẽ bắt đầu hoạt động như sau:

    Dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ tạo ra một luồn từ thông bên dưới đĩa nhỏ - được gắn với rơ le liên kết với dãy số hiển thị. Cùng lúc đó, dòng điện sẽ tạo ra 2 luồn từ thông tác động trực tiếp lên đĩa nhôm.

    2 luồn từ thông tạo ra lực, khiến đĩa nhôm quay trong nam châm vĩnh cửu, tạo ra momen cản, làm cân bằng vòng quay. Từ đó, đưa ra chỉ số dòng điện tiêu thụ chính xác.

    Có mấy loại công tơ điện đang được sử dụng?

    Công tơ đo điện được sử dụng phổ biến, với nhiều loại khác nhau. Hiện nay, có 2 loại công tơ điện đang được sử dụng phổ biến là: Công tơ điện 1 pha và công tơ điện 3 pha. 

    Ngoài ra, tùy thuộc vào cấu tạo, đồng hồ đo điện còn được phân thành: Công tơ cơ hoặc công tơ điện tử.

    ▷ Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nhiệt độ.

    Ứng dụng thực tế của công tơ điện như thế nào?

    Công tơ được sử dụng để đo điện năng tiêu thụ tại các khu vực lắp đặt phụ tải điện: Nhà ở, nhà xưởng, trường học, bệnh viện… Đồng hồ sẽ hiển thị trực tiếp các thông số tiêu thụ điện năng để người dùng cập nhật. Ngoài ra, nhiệm vụ của công tờ còn truyền tín hiệu, dữ liệu đến trung tâm điều khiển để quản lý, đo lường mức độ tiêu thụ điện của nhà xưởng, dây chuyền sản xuất.

    Công tơ là thiết bị quan trọng, giúp xác định điện năng tiêu thụ hiệu quả của các phụ tải điện. Chúng hoạt động dựa trên nguyên lý từ thông, giúp đo lường các số liệu chính xác. Hiểu về cấu tạo, chức năng và các thông số trên công tơ điện sẽ giúp bạn đọc sử dụng thiết bị hiệu quả.

    Bài viết liên quan

    20 Câu Hỏi Thường Gặp Về Biến Tần INVT

    20 Câu Hỏi Thường Gặp Về Biến Tần INVT

    Với thiết kế đa dạng, khả năng điều khiển mạnh mẽ và giá thành hợp lý, biến tần INVT đã...

    04 - 01 - 2025
    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Màn Hình HMI

    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Màn Hình HMI

    Màn hình HMI đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống tự động hóa hiện đại. Dưới đây...

    31 - 12 - 2024
    Sự Khác Biệt Giữa HMI và SCADA

    Sự Khác Biệt Giữa HMI và SCADA

    HMI (Human-Machine Interface) và SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) đều...

    26 - 12 - 2024
    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hệ Thống Tự Động Hóa

    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hệ Thống Tự Động Hóa

    Hệ thống tự động hóa là một phần không thể thiếu trong sản xuất hiện đại, nhưng không...

    23 - 12 - 2024
    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Màn hình HMI không chỉ là công cụ giao tiếp giữa con người và máy móc mà còn đóng vai...

    18 - 12 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!