390/9 Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Aptomat là gì? Cấu tạo, phân loại các pha và nguyên lý hoạt động

    5.0/5 (1 Reviews)
    02 - 11 - 2022

    Tóm Tắt

    Aptomat là thiết bị điện quan trọng, bạn cần hiểu để sử dụng hiệu quả. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về aptomat là gì? Đặc điểm cấu tạo, phân loại cũng như nguyên lý hoạt động của aptomat.

    Thiết bị điện tử gia đình được sử dụng phổ biến và quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống điện. Tuy nhiên, khá ít người hiểu rõ đặc điểm, chức năng cũng như cách dùng các thiết bị điện này. Aptomat là thiết bị điện quan trọng, bạn cần hiểu để sử dụng hiệu quả. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về aptomat là gì? Đặc điểm cấu tạo, phân loại cũng như nguyên lý hoạt động của aptomat trong hệ thống điện như thế nào?

    Aptomat là gì? Cấu tạo, phân loại các pha và nguyên lý hoạt động

    Aptomat là gì? Chức năng của thiết bị aptomat trong hệ thống điện

    Mặc dù thuật ngữ Aptomat được sử dụng khá nhiều, nhưng không nhiều người thực sự hiểu rõ thiết bị này là gì? Chức năng của chúng trong hệ thống điện như thế nào?

    Aptomat là thiết bị đóng ngắt dòng điện tự động, hay cầu dao tự động - Circuit Breaker viết tắt CB hoặc còn được gọi quen với tên thuộc là Át.

    Aptomat được sử dụng trong hệ thống điện, với vai trò bảo vệ mạch, ngăn chặn các trường hợp quá tải, chống giật, chống rò điện, truyền công suất ngược, sụt áp… Thiết bị át cần thiết để bảo vệ an toàn cho thiết bị điện đắt đỏ, giảm nguy cơ cháy nổ, hư hỏng khi có rủi ro cháy nổ sảy ra.

    Cấu tạo của aptomat gồm những bộ phận nào?

    Khi mua aptomat bạn sẽ thấy thiết bị là một cục khá nặng, với nhiều chi tiết. Vậy, cấu tạo của aptomat như thế nào? Cụ thể, aptomat sẽ gồm 4 bộ phận chính: tiếp điểm, hộp dập hồ quang, cơ cấu truyền chuyển động và móc bảo vệ.

    Tiếp điểm 

    Trong aptomat thường có 2 nhiệm vụ dùng để dẫn điện và hồ quang. Hoặc loại 3 tiếp điểm dẫn điện, tiếp điểm phụ và hồ quang. Khi aptomat đóng, lúc này, tiếp điểm tại hồ quang đóng trước, lúc này sẽ đến tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm chính.

    Hộp dập hồ quang

    Buồng dập hồ quang thường được thiết kế thành những đoạn ngắn, với thanh lưới chắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dập hồ quang. Hiện nay, buồng dập hồ quang được gia công theo 2 kiểu: kiểu nửa kín và kiểu hở. Kiểu buồng được sử dụng nửa kín và hở được sử dụng trong chế độ làm việc của hệ thống điện.

    Cơ cấu chuyền chuyển động cắt

    Truyền động cắt aptomat được vận hành bằng tay hoặc cơ học. Trong đó, truyền động cắt tay được sử dụng với aptomat hoạt động cùng dòng điện định mức nhỏ hơn 600A. Đồng thời, truyền động cắt tay có thêm 1 tay phụ để tăng lực điều khiển.

    Điều khiển cắt bằng cơ điện dùng cho aptomat sử dụng với dòng định mức trên 1000A. Chúng được điều khiển bằng động cơ điện hoặc thiết bị khí nén. 

    Móc bảo vệ

    Móc bảo vệ của aptomat sẽ bảo vệ mạch điện khi có các dấu hiệu quá dòng hay ngắn mạch. Aptomat sẽ tự động ngắt mạch bảo vệ dòng điện, tránh sự cố.

    ▷ Xem thểm: Tủ điện công nghiệp là gì? Những nhóm thiết bị cần có trong tủ điện.

    Nguyên lý hoạt động của aptomat như thế nào?

    Cấu tạo của aptomat khá phức tạp, gồm nhiều chi tiết được thiết kế linh hoạt theo đặc trưng mạch điện. Vậy, nguyên lý hoạt động của aptomat diễn ra như thế nào?

    Atomat với dòng điện cực đại

    Sau khi đóng điện, aptomat sẽ ở trạng thái đóng tiếp điểm, bởi các móc khớp lại với nhau vào 1 cụm tiếp điểm. Khi bật aptomat, dòng điện định mức chạy qua, nam châm sẽ không hút. Khi dòng điện xuất hiện các dấu hiệu ngắn mạch, quá tải, nam châm sẽ xuất hiện lực hút, khiến các móc bung ra. Dẫn đến tiếp điểm át mở ra và mạch điện bị ngắt.

    Aptomat với dòng điện áp thấp

    Trường hợp Át ở trạng thái on, với dòng định mức thấp, lúc này nam châm sẽ tạo lực hút. Khi có dấu hiệu sụt áp quá mức, nam châm sẽ xuất hiện lực đẩy lò xo và các móc ở trạng thái tự do. Điều này sẽ khiến tiếp điểm bị tách ra và dòng điện bị ngắt.

    Phân loại các pha aptomat chi tiết

    Phân loại các pha aptomat chi tiết

    Thiết bị aptomat có nhiều loại, được thiết kế phù hợp với đặc tính mạch điện. Hiểu đặc điểm của từng loại sẽ giúp bạn chọn thiết bị ngắt mạch tự động phù hợp. Phân loại các pha aptpmat chi tiết dưới đây:

    • Aptomat 1 pha 1 cực.
    • Aptomat 1 pha trung tính - 2 cực.
    • Aptomat 2 pha 2 cực.
    • Aptomat 3 pha 3 cực.
    • Aptomat 3 pha trung tính 4 cực.
    • Aptomat 4 pha 4 cực.

    ▷ Xem thêm: Khởi động từ - Contactor là gì? Nguyên lý hoạt động của các pha.

    Ngoài ra, thiết bị ngắt dòng aptomat còn được phân loại theo nhiều tiêu chí khác, cụ thể như:

    • Phân loại theo chức năng của aptomat: Aptomat chống giật, aptomat chống giò, aptomat thường, áp chống giò dạng kép…
    • Phân loại at theo dòng cắt ngắn mạch: Dòng cắt thấp sử dụng cho diện dân dụng, dòng cắt tiêu chuẩn sử dụng trong công nghiệp, dòng cắt cao sử dụng cho công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt.
    • Phân loại at theo khả năng tùy chỉnh dòng: Áp có dòng định mức không đổi và áp có khả năng chỉnh dòng định mức linh hoạt theo từng thiết kế kỹ thuật.

    Thiết bị aptomat được sử dụng để đóng ngắt dòng điện, bảo vệ an toàn cho thiết bị điện trong hệ thống. Người dùng cần hiểu đặc điểm, cách hoạt động của thiết bị đóng ngắt này để sử dụng điện an tòa. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc đang tìm hiểu về thiết bị đóng ngắt aptomat.

    Bài viết liên quan

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    PLC S7-1200 Siemens là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với hầu hết các ứng dụng...

    21 - 11 - 2024
    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    SINAMICS G120 là lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng công nghiệp cần tính năng điều khiển...

    16 - 11 - 2024
    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến tần SINAMICS V20 là một trong những dòng biến tần phổ biến của Siemens, được thiết...

    13 - 11 - 2024
    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Khởi động mềm là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu khởi động êm, bảo vệ động...

    08 - 11 - 2024
    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, màn hình điều khiển cảm ứng HMI đóng vai trò...

    04 - 11 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!