390/9 Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ, quy trình và ứng dụng thực tế

    5.0/5 (1 Reviews)
    22 - 12 - 2022

    Tóm Tắt

    Công nghệ sơn tĩnh điện ra đời là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu các tác hại lên vỏ kim loại thông thường. Vậy, sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ, quy trình cũng như ứng dụng thực tế của sơn tĩnh điện

    Vật liệu kim loại có khả năng dẫn điện, bị ăn mòn và oxi hóa trong điều kiện thường. Điều này gây nhiều hạn chế trong quá trình sử dụng, giảm tuổi thọ máy móc thiết bị hay nguy hiểm cho người dùng. Công nghệ sơn tĩnh điện ra đời là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu các tác hại lên vỏ kim loại thông thường.

    Sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ, quy trình và ứng dụng thực tế

    Vậy, sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ, quy trình cũng như ứng dụng thực tế của sơn tĩnh điện trong đời sống như thế nào? Bạn đọc quan tâm hãy cùng Batiea tìm hiểu về sơn tĩnh điện, qua bài viết dưới đây.

    Sơn tĩnh điện là gì?

    Sơn tĩnh điện hay sơn tích điện / sơn khô là quá trình phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt chất rắn hoặc kim loại cần được che phủ. Đặc điểm của chất rắn này được phủ lên bề mặt dưới dạng bột, tạo nên 1 lớp nhựa dẻo đặc biệt liên kết chắc chắn với bề mặt vật liệu. Khi dùng, bột sơn tĩnh điện được tích điện (+), khi đi qua súng sơn tích điện tạo vòi phun sương đều đặn lên bề mặt cần che phủ. Đồng thời các hạt sơn tích điện dương sẽ liên kết với bề mặt kim loại, vật liệu tích điện (+).

    Hiện nay, có 2 loại nhựa dẻo được sử dụng trong công nghệ sơn tích điện: 

    • Nhựa nhiệt rắn: Các loại bột sơn tĩnh điện xếp chéo qua nhau, tạo thành một lớp màng vĩnh cửu, có khả năng chịu nhiệt và khó bị tan chảy.
    • Nhựa nhiệt dẻo: Bột sơn hình thành lớp phủ mà không cần trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử nhựa.

    Ưu - nhược điểm của sơn tĩnh điện 

    Công nghệ sơn tĩnh điện được sử dụng nhiều và ngày càng phổ biến. Loại sơn này cũng có những ưu - nhược điểm riêng mà người dùng cần hiểu rõ:

    Ưu điểm của sơn tích điện

    Hiệu quả kinh tế cao, khi bột sơn có thể sử dụng đến 99% và có thể tái sử dụng cho lần sau. Quá trình sơn tích điện cũng không cần sử dụng sơn lót, mà phủ trực tiếp lên bề mặt vật liệu.

    Quy trình sơn tích điện đơn giản, dễ thực hiện với máy phủ chuyên dụng. Lớp sơn tích điện phủ đều, không bị dồn cục khi tay nghề thợ không chuẩn. Bởi nguyên lý lực hút tĩnh điện sẽ đẩy các hạt sơn bị dư sang vị trí bên cạnh, khi đã được trung hòa về điện. Đồng thời, bột sơn khi dính vào người vẫn có thể dễ dàng vệ sinh mà không cần tới dung môi hỗ trợ.

    Đặc tính vật lý có lợi: Độ bề nhiệt cao, chịu được tia UV, chống ăn mòn, độ bóng tốt mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

    Hạn chế của sơn tích điện

    Tuy nhiên, sơn tích điện cũng có những hạn chế trong quá trình thi công, sử dụng như:

    • Quy trình sơn tích điện cần có hệ thống máy móc chuyên dụng để thực hiện kỹ thuật, chi phí đầu tư ban đầu cao.
    • Yêu cầu thợ sơn có kỹ năng, tay nghề cao và nắm rõ quy trình để thực hiện sơn tích điện đúng cách.

    Quy trình công nghệ sơn tĩnh điện như thế nào?

    Như đã nói ở trên, công nghệ sơn tích điện khá phức tạp, yêu cầu kỹ năng cũng như tay nghề của thợ cao. Về cơ bản, quy trình sơn tĩnh điện sẽ được thực hiện theo 4 bước sau:

    Quy trình công nghệ sơn tĩnh điện như thế nào?

    • Bước 1: Vệ sinh và làm sạch bề mặt vật liệu cần che phủ, loại bỏ gỉ sét, bụi bẩn, tạp chất bằng công nghệ phun cát.
    • Bước 2: Tiến hành sơn tích điện trực tiếp lên bề mặt vật liệu. Trong đó, súng sơn tĩnh điện chuyên dụng sẽ tích điện (+) cho bột sơn. Lúc này các hạt sơn tích điện (+) sẽ bị hút về phía bề mặt tích điện (-) và liên kết ion cực chắc chắn.
    • Bước 3: Sấy khô bề mặt sơn tích điện để tăng tính liên kết giữa bột sơn và bề mặt vật liệu.
    • Bước 4: Hoàn thiện bề mặt bằng cách sơn các màu sắc theo yêu cầu.

    Lưu ý: khi tiến hành sơn tích điện: Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho quá trình sơn phủ, cầm chặt súng tĩnh điện bởi lực đẩy của vòi phun sẽ rất mạnh. Sau khi sơn cần thời gian để bề mặt được khô và hoàn thiện trước khi mang ra sử dụng.

    Ứng dụng thực tế của sơn tích điện trong đời sống

    Công nghệ sơn tĩnh điện phổ biến trong nhiều lĩnh vực, bởi ưu điểm vượt trội của chúng. Ứng dụng cụ thể của sơn tích điện trong đời sống, phải kể đến như:

    • Sơn bảo vệ các bề mặt kim loại, inox như hàng rào, cửa cổng, cầu thang… Nhằm bảo vệ vật liệu kim loại ngoài trời, chống ăn mòn và tăng tính thẩm mỹ.
    • Sơn tích điện cho các chi tiết máy, tăng cường chống ăn mòn, nâng cao tuổi thọ thiết bị và giảm truyền điện ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
    • Sơn tích điện các chi tiết máy, khung xe ô tô, xe máy nhằm bảo vệ và nâng cao tuổi thọ phương tiện.

    Với khả năng bảo vệ bề mặt hiệu quả, chống oxi hóa, chống dẫn điên… Sơn tích điện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Quy trình công nghệ sơn tĩnh điện khá phức tạp, tự động hóa hoàn toàn, mang đến độ chính xác cao cho sản phẩm đầu ra. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm về sơn tĩnh điện và những vấn đề liên quan.

    Bài viết liên quan

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    PLC S7-1200 Siemens là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với hầu hết các ứng dụng...

    21 - 11 - 2024
    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    SINAMICS G120 là lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng công nghiệp cần tính năng điều khiển...

    16 - 11 - 2024
    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến tần SINAMICS V20 là một trong những dòng biến tần phổ biến của Siemens, được thiết...

    13 - 11 - 2024
    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Khởi động mềm là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu khởi động êm, bảo vệ động...

    08 - 11 - 2024
    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, màn hình điều khiển cảm ứng HMI đóng vai trò...

    04 - 11 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!