390/9 Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    RFID là gì? Nguyên lý và ứng dụng công nghệ RFID trong đời sống

    5.0/5 (1 Reviews)
    20 - 12 - 2022

    Tóm Tắt

    RFID là công nghệ xuất hiện nhiều trong đời sống, sản xuất công nghiệp. Bạn đọc quan tâm, hãy cùng Batiea tìm hiểu vè RFID là gì? Nguyên lý và ứng dụng thực tế của công nghệ RFID trong sản xuất là gì?

    Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng. Hiệu suất quá trình được thực hiện với độ chính xác cao, ít sự cố. Bạn có băn khoăn vì sao các doanh nghiệp có thể quản lý, vận hành nhà máy sản xuất hàng hóa với số lượng lớn như vậy hay không. Công nghệ RFID là lời giải đáp cho những thức mắc trên.

    RFID là gì? Nguyên lý và ứng dụng công nghệ RFID trong đời sống

    RFID là công nghệ xuất hiện nhiều trong đời sống, sản xuất công nghiệp. Bạn đọc quan tâm, hãy cùng Batiea tìm hiểu về RFID là gì? Nguyên lý và ứng dụng thực tế của công nghệ RFID là gì?

    Tìm hiểu RFID là gì? Đặc điểm của công nghệ RFID

    Thuật ngữ RFID được nhắc đến nhiều trong sản xuất hàng hóa công nghiệp, lĩnh vực tự động hóa. Tuy nhiên, khá ít người thực sự hiểu về công nghệ RFID là gì? Đặc điểm của RFID như thế nào?

    RFID là gì?

    RFID là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Radio Frequency Identification” được hiểu là công nghệ nhận dạng tần số thông qua sóng vô tuyến. Công nghệ RFID cho phép nhận dạng và theo dõi các hàng hóa, vật thể có gắn chíp thông qua hệ thống không dây, thay vì hình thức quét mã vạch hiện nay.

    Mỗi vật thể được tạo ra sẽ gắn con chíp, vó khả năng phát tần số trong khoảng 125Khz hoặc 900Mhz. Đồng thời, thiết bị nhận dạng có thể bắt sóng hoặc phát sóng với tần số trong khoảng đó, để hệ thống có thể nhận dạng và cập nhật thông tin về mặt hàng đó.

    Đặc điểm công nghệ RFID có gì nổi bật?

    RFID được xem là công nghệ của tương lai, tiện lợi hơn so với phương pháp quét mã vạch truyền thống. Đặc điểm nổi bật của công nghệ RFID phải kể đến như:

    • Hệ thống RFID sử dụng thiết bị thu và phát sóng không dây để quét mã vạch. Đồng thời không sử dụng kiểu quét tia sáng như cách truyền thống, không cần tiếp xúc trực tiếp.
    • RFID có thể hoạt động nhận dạng vật thể có gắn chíp, cùng tần số trong khoảng từu 50cm đến 10m, nhờ thiết bị thẻ và đầu đọc thẻ.
    • Tần số sóng vô tuyến của công nghệ RFID 125Khz hoặc 900Mhz.
    • Công nghệ RFID có thể đọc thông tin xuyên qua các môi trường vật chất rắn, vật liệu như bê tông, xương mù, băng đá, sơn…
    • Mỗi thiết bị gắn chip công nghệ RFID sẽ có một mã số nhất định, không bị trùng lặp, đảm bảo nhận dạng hàng hóa chính xác.

    ▷ Có thể bạn quan tâm: Một số sản phẩm thẻ nhớ PLC của Siemens

    Loại thẻ nhớMã sản phẩm
    Thẻ nhớ SD S7-1200 - 4 Mbyte6ES7954-8LC03-0AA0
    Thẻ nhớ SD S7-1200 - 12 Mbyte6ES7954-8LE03-0AA0
    Thẻ nhớ SD S7-1200 - 256 Mbyte6ES7954-8LL03-0AA0
    Thẻ nhớ SD S7-1200 - 2 Gbyte6ES7954-8LP02-0AA0

    Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID như thế nào?

    Tính ổn định của công nghệ RFID được đánh giá cao, hiệu quả hoạt động tốt trong nhiều môi trường. Vậy, nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID diễn ra như thế nào?

    Thực tế, nguyên lý hoạt động của RFID khá đơn giản: Thiết bị đầu đọc sẽ phát ra tín hiệu có tần số từ 125Khz hoặc 900Mhz trong môi trường. Nếu có một thiết bị gắn chip RFID trong vùng hoạt động của đầu đọc, thiết bị sẽ phản hồi lại 1 sóng năng lượng tương ứng, mang thông tin tích hợp sẵn. Đầu đọc sẽ tiếp nhận sóng đó và nhận diện mã số của hàng hóa tương thích, cung cấp thông tin trên màn hình hiển thị.

    Dải tần hoạt động của hệ thống RFID cụ thể như sau:

    • Tần số thấp với dải đọc ngắn, tốc độ đọc thấp 125 kHz.
    • Dải tần cao có khoảng cách đọc ngắn và tốc độ trung bình, tần số 13.56 MHz, áp dụng chủ yếu cho các thiết bị thẻ passive.
    • Dải tần cao hơn có dải đọc từ ngắn đến trung bình và tốc độ từ trung bình đến cao, áp dụng cho thẻ active.
    • Dải siêu cao tần với tần số 868-928 MHz. Đặc điểm dải đọc tốc độ cao và rộng, dùng nhiều cho thẻ active và passive.
    • Dải vi sóng với tần số 2.45-5.8 GHz. Đặc điểm dải đọc rộng và tốc độ cao nhất trong hệ thống RFID.

    Ứng dụng thực tế của công nghệ RFID trong đời sống

    Công nghệ RFID được đánh giá cao về giá trị và hiệu quả quét mã, nhận diện vật thể. Tuy nhiên, hệ thống cũng có những hạn chế như: Giá thành của thẻ đọc RFID cao và quá trình sản xuất phức tạp. Tuy nhiên, với những ưu điểm nổi bật, hệ thống RFID vẫn được nhiều đơn vị áp dụng:

    Ứng dụng thực tế của công nghệ RFID trong đời sống

    • Tính ổn định của hệ thống RFID cao, tương thích và có thể nhận diện mã trong nhiều môi trường, tác nhân gây nhiễu.
    • Tính bảo mật của mã vạch RFID cao hơn nhiều so với mã vạch thông thường. Để xem mã vạch RFID cần có thiết bị chuyên dụng và tính độc nhất của các mã số khiến chúng khó bị sao chép.
    • Phạm vi hoạt động của RFID rộng hơn nhiều so với công nghệ quét mã vạch cũ. Đồng thời, công nghệ cho phép quét các hàng hóa đang di chuyển, với số lượng lớn cùng lúc.
    • Thẻ RFID có thể sửa thông tin hàng hóa nhiều lần, hiệu suất sử dụng cao, linh hoạt hơn phương pháp truyền thống.

    ▷ Xem thêm: FPGA là gì? Nguyên lý hoạt động và công dụng của FPGA.

    Ứng dụng của công nghệ RFID trong thực tế phải kể đến như: 

    • Trong quản lý kho nhằm phân loại hàng hóa, vật tư, kiểm soát số lượng chính xác. Quá trình xuất và nhập kho sẽ nhanh và chuẩn hơn so với quét mã vạch thông thường.
    • Ứng dụng trong hệ thống sản xuất theo dây chuyền, tự động hóa, giúp kiểm soát dây chuyền hiệu quả hơn, tránh lỗi sự cố.
    • Kiểm soát hàng hóa từ nhà kho đến tay người tiêu dùng, nhằm đảm bảo vệ lưu trữ, bảo quản hàng tốt hơn.

    Công nghệ RFID giúp nhận dạng các thiết bị, máy móc, đồng thời hỗ trợ quá trình kiểm soát hệ thống, quy trình hiệu quả. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về RFID, nguyên lý hoạt động và tính ứng dụng thực tế của công nghệ này trong đời sống.

    Bài viết liên quan

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    PLC S7-1200 Siemens là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với hầu hết các ứng dụng...

    21 - 11 - 2024
    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    SINAMICS G120 là lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng công nghiệp cần tính năng điều khiển...

    16 - 11 - 2024
    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến tần SINAMICS V20 là một trong những dòng biến tần phổ biến của Siemens, được thiết...

    13 - 11 - 2024
    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Khởi động mềm là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu khởi động êm, bảo vệ động...

    08 - 11 - 2024
    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, màn hình điều khiển cảm ứng HMI đóng vai trò...

    04 - 11 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!