Ngày nay, con người có thể giao tiếp với máy tính, thiết bị điện từ thông qua công nghệ màn hình hiện đại. Nhiều loại màn hình mới ra đời, với công nghệ tiên tiến mang đến nhưng trải nghiệm thú vị cho người dùng. Công nghệ màn hình LCD, TFT, OLED… được nhắc đến khá nhiều.
Màn hình TFT là một trong số nhưng công nghệ màn hình nổi bật, được ứng dụng trong nhiều thiết bị. Bạn đã hiểu màn hình TFT là gì hay chưa? Màn TFT khác gì so với các loại như LCD, OLED, AMOLED, IPS? Chia sẻ dưới đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công nghệ màn hình TFT và so sánh sự khác biệt với các loại màn khác hiện có.
Màn hình TFT là gì?
Màn hình TFT hay TFT LCD là viết tắt của cụm từ Thin-Film-Transistor Liquid Crystal Display hay được biết đến là loại màn bóng bán dẫn phim mỏng. Ứng dụng công nghệ bóng bán dẫn để truyền tải hình ảnh, với độ phân giải cực cao.
Công nghệ màn TFT được ứng dụng ngày càng nhiều trong các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi từ năm 2005, cho đến nay.
Cấu tạo màn TFT như thế nào?
Màn TFT là công nghệ ra đời sau LCD, có nhiều điểm nổi bật hơn. Cấu tạo của màn TFT tương tự màn LCD nhưng có 1 chi tiết thay đổi nhỏ, bao gồm:
- Lớp nền backlight: Phần cung cấp ánh sáng để mắt thường có thể xem được hình ảnh.
- Lớp phân cực polarizer: Điều khiển hướng phân cực của 1 chùm tia cụ thể.
- TFT glass: Ma trận transistor dạng phim lỏng - bộ phận quan trọng quyết định đến độ phân giải, chất lượng hình ảnh của màn TFT.
- Các lớp bộ lọc màu và lớp phân cực khác được phủ trên lớp ma trận transistor.
Cấu tạo của màn hình TFT sử dụng lớp ma trận transistor để tạo độ phân giải cho màn. Trong đó, mỗi điểm phân giải pixel được gắn trên 1 bóng bán dẫn, định hình nằm trực tiếp trên lớp thủy tinh. Khi đó, mỗi pixel được gắn cho 1 nguồn năng lượng, giúp màn hình luôn duy trì ngay cả khi được làm mới, tăng độ phân giải cho hình ảnh.
Điểm nổi bật và hạn chế của màn hình TFT
Màn hình bán dẫn TFT được đánh giá cao về chất lượng hình ảnh mang lại, ứng dụng trong nhiều thiết bị. Cùng tìm hiểu ưu điểm - hạn chế của màn TFT:
Ưu điểm của màn TFT:
- Khả năng dẫn sáng của màn hình TFT tốt, ổn định.
- Tốc độ hiển thị màu, hình ảnh của màn TFT tốt hơn màn LCD.
- Màn TFT có thể sử dụng ngoài trời, với ánh sáng phản chiếu mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
- Khả năng kiểm soát và hiển thị màu tốt, độ phân giải cao và chi tiết.
- Màn TFT tiêu thụ năng lượng ít hơn so với màn LCD.
Hạn chế của màn TFT hiện nay là mức chi phí sản xuất cao. Nếu bạn muốn nhìn hình ảnh đẹp cần quan sát trực tiếp, vuông góc với màn hình.
So sánh sự khác biệt giữa màn TFT và các loại màn khác
Hiện nay, thị trường điện tử có nhiều loại màn hình với công nghệ ứng dụng khác nhau. Trong đó, màn LCD, AMOLED, OLED, IPS được sử dụng nhiều. So sánh sự khác biệt của màn TFT với các loại màn khác:
- Màn IPS có các lớp tinh thể lỏng được xếp theo hàng ngang, thay vì 2 lớp phân cực như màn TFT và LCD. Hình ảnh và góc nhìn của màn IPS chất lượng tốt hơn so với màn TFT. Góc nhìn của màn IPS lên đến 178 độ, trong khi, màn TFT chỉ cho chất lượng hình tốt nhất khi nhìn vuông góc.
- Màn LCD sử dụng lưới điện cực cung cấp năng lượng cho các pixel, có khả năng tái tạo màu kém hơn so với màn TFT. Sự khác biệt giữa lớp lưới điện cực và transistor tạo nên khả năng hoạt động khác biệt giữa 2 loại màn này. Chất lượng hình ảnh, độ phân giải, tính ổn định của màn TFT cao hơn LCD. Đồng thời, màn TFT cũng tiết kiệm năng lượng hơn.
- Màn TFT với màn OLED: Màn OLED sử dụng 1 diot phát sáng, với lớp phát sáng được làm bằng hợp chất hữu cơ. Chất lượng hình ảnh màn TFT và OLED gần như tương đương nhau, nhưng góc nhìn của màn OLED rộng hơn.
- Màn TFT và màn AMOLED: Màn AMOLED sử dụng diot phát sáng hữu cơ ma trận. Điểm nổi bật, màm AMOLED cho độ phận giải, tái tạo hình ảnh cao hơn so với màn TFT. Tuy nhiên, màn AMOLED không sử dụng tốt ở ngoài trời, do độ ổn định hình ảnh không cao như công nghệ màn TFT.
▷ Xem thêm: Các loại màn hình HMI với cấu tạo là màn TFT.
Màn hình ứng dụng công nghệ TFT cho phép người dùng có những trải nghiệm hoàn toàn mới, hình ảnh ấn tượng, tương tác đa chiều hơn. Màn hình TFT với công nghệ bóng bán dẫn thế hệ mới, cho phép hình ảnh có độ phân giải cao, chân thực… Điều này là điểm thu hút công nghệ TFT được ứng dụng trong nhiều thiết bị như: TV, điện thoại đời cao. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc về công nghệ màn hình TFT.