Hệ thống tự động hóa với nhiều thiết bị vận hành, điều khiển máy móc sản xuất công nghiệp hiệu quả và đảm bảo độ chính xác cao. Màn hình HMI là thiết bị quan trọng trong tự động hóa sản xuất, giúp người giao tiếp với máy, theo dõi vận hành hệ thống hiệu quả. Thiết kế màn hình được tối ưu với điều kiện làm việc công nghiệp nhưng cũng có những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động.
Kỹ thuật viên vận hành quản lý sản xuất tự động hóa cần hiểu về thiết bị, kiểm tra và chẩn đoán lỗi để xác định hư hỏng trên màn hình. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện chẩn đoán xác định lỗi màn hình HMI hiệu quả, sửa lỗi kịp thời.
Quy trình các bước giúp chẩn đoán xác định lỗi hư hỏng màn hình HMI
Màn hình HMI được thiết kế giúp người dùng giao tiếp với máy, điều khiển, vận hành thiết bị hiệu quả. Nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, màn hình HMI bị hư hỏng, gặp lỗi không thể giao tiếp như bình thường. Khi có các vấn đề lỗi, người dùng cần xác định các bước sau để chuẩn đoán lỗi hư hỏng:
- Bước 1: Đánh giá sơ bộ các lỗi của màn hình có thể gặp phải như: không lên nguồn, không khởi động được, không kết nối với PLC, thiết bị ngoại vi… Để khoanh vùng và có hướng kiểm tra phù hợp.
- Bước 2: Đánh giá cảm quan, bề ngoài thiết bị. Xác định xem màn hình có bị rơi vỡ, cháy nổ, thiết bị truyền thông có bị đoản mạch, chập hay đứt ở đâu không?
- Bước 3: Sau khi xác định được nguyên nhân lỗi cơ bản, kỹ thuật viên có thể tự sửa chữa.
Một số phương án sửa chữa khi màn hình HMI gặp lỗi cơ bản có thể áp dụng:
- Trường hợp lỗi lệch điểm cảm ứng. Thao tác sửa lỗi: vào System config và chọn Calib điều chỉnh lại điểm cảm ứng. Nếu màn hình báo đã hiệu chỉnh thành công, cơ hội sửa lỗi là 80%. Trường hợp, lỗi lệch điểm cảm ứng không thể khắc phục, cần thay mới màn hình.
- Trường hợp cảm ứng nhấn không tiếp nhận thông tin. Sửa lỗi bằng cách: Kiểm tra dây nối bên trong bo mạch có bị đứt hay không hoặc kết nối PLC có bị lỏng không. Nếu dây kết nối PLC bị lỏng cần cắm lại, bo mạch bị đứt thì nối lại nhưng cần sự hỗ trợ của thợ có chuyên môn.
- Trường hợp lỗi không lên màn hình: Kiểm tra nguồn cấp có lỏng, có bị hỏng không, kiểm tra đèn led màn hình còn hoạt động không hay đã bị cháy. Nếu đèn bị cháy có thể thay mới để màn hình HMI hoạt động trở lại.
- Trường hợp lỗi không kết nối hoặc không nhập được dữ liệu: Kiểm tra dây kết nối với các thiết bị PLC, thiết bị ngoại vi có bị đứt hay lỏng không để nối hoặc cắm lại chắc chắn.
- Trường hợp đèn nguồn lên nhưng không hiển thị màn hình cần kiểm tra đèn led màn hình và hiển thị LCD.
Lưu ý khi sử dụng màn hình HMI để thiết bị vận hành ổn định, lâu dài, không gặp sự cố:
- Lắp đặt màn hình ở những vị trí thoáng mát, tránh thiết bị tỏa nhiệt độ cao, thường xuyên làm sạch và vệ sinh thiết bị.
- Không va đập lực, làm rơi vỡ, ảnh hưởng đến kết cấu màn hình. Nên lắp màn hình ở vị trí an toàn, tránh tác động lực ngoại cảnh gây hư hỏng.
- Bảo dưỡng màn hình định kỳ tại trung tâm bảo hành, để kịp thời xác định lỗi, thay thế linh kiện hiệu quả.
Giải pháp sửa chữa màn hình HMI chuyên nghiệp hiệu quả
Thiết bị màn hình HMi được thiết kế với những tiêu chuẩn riêng, phục vụ môi trường công nghiệp, nhà máy sản xuất, giúp giao tiếp người và máy hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp màn hình của bạn không thể tự sửa lỗi, cần lựa chọn đơn vị có chuyên môn để sửa chữa.
- Sửa chữa màn hình HMI cần đến các trung tâm bảo hành chính hãng để được kiểm tra, xác định lỗi chính xác, từ đó có phương pháp sửa chữa, thay mới linh kiện chuẩn. Tùy hãng thiết bị mà bạn gửi màn hình đến chi nhánh phân phối, trung tâm bảo hành.
- Sửa chữa tại các đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị tự động hóa, màn hình HMI uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội. Cơ sở có kinh nghiệm trong việc sửa chữa thiết bị tự động hóa mang thương hiệu như Siemens, Omron, Sharp, LG… Đơn vị có cam kết chất lượng dịch vụ, bảo hành sau sửa chữa tối thiểu 6 tháng. Chọn những trung tâm có cơ sở, chi nhánh có địa chỉ rõ ràng, đầu tư máy móc và thiết bị kỹ thuật để sửa chữa màn hình HMI hiệu quả.
Màn hình HMI gặp lỗi sự cố sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành sản xuất, điều khiển các thiết bị. Khi có các dấu hiệu, kỹ thuật viên cần tiến hành kiểm tra, chẩn đoán lỗi hư hỏng màn hình là gì? Sự cố màn hình có nặng không? Xác định nguyên nhân sự cố, để có phương án sửa chữa hiệu quả. Tuy nhiên, với những lỗi không thể tự khắc phục sửa chữa, cần liên hệ với đơn vị bảo hành, phân phối thiết bị màn hình để được hỗ trợ kỹ thuật.