Công nghệ số ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, mang lại sự tiện nghi, hiệu suất công việc cao hơn. Sử dụng máy tính, thiết bị công nghệ, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều thuật ngữ khó hiểu, dẫn đến việc thực hành không hiệu quả.
Thuật ngữ Firmware được nhắc đến khá nhiều trong công nghệ thông tin. Mặc dù vậy, vẫn có khá nhiều người không thực sự hiểu Firmware là gì? Firmware hiện nay được phân loại như thế nào? Cách cập nhật Firmware trong PLC S7 ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Firmware trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Firmware là gì? Firmware có khác software hay không?
Thuật ngữ Firmware được nhắc đến khá nhiều trong công nghệ máy tính, thiết bị tự động hóa. Vậy, Firmware thực sự là gì? Cùng làm rõ bản chất của Firmware qua các thông tin dưới đây.
Firmware là gì?
Firmware là phần mềm dành riêng cho phần cứng, được nhúng trực tiếp vào phần cứng máy tính giúp thiết bị hoạt động các chương trình và mục đích theo ý của nhà sản xuất. Có thể hiểu, firmware là chương trình cố định được tích hợp sẵn vào máy tính, điều khiển cấp thấp nhiều thiết bị điện tử.
Cụ thể firmware được thấy ở: Bộ điều khiển từ xa, máy tính bỏ túi, ổ cứng, bàn phím, màn hình LCD, người máy công nghiệp… Với các thiết bị điện tử đơn giản, firmware sẽ là tất cả những chức năng hoạt động của chúng. Firmware cần thiết trong các thiết bị phức tạp, để thực hiện các chức năng cơ bản và hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ cao cấp hơn.
So sánh Firmware và Software có gì khác biệt?
Khá nhiều người nhầm lẫn giữa Firmware và Software là một thuật ngữ. Tuy nhiên, Firmware và Software lại hoàn toàn khác biệt về chức năng, nhiệm vụ trong các thiết bị máy tính.
- Chức năng nhiệm vụ: Firmware cài đặt và hướng dẫn phần cứng thực hiện các chức năng, tác vụ theo yêu cầu. Thì, Software là phần mềm nằm phía trên firmware, sử dụng firmware để tương tác với phần cứng phía dưới. Do vậy, software không trực tiếp vận hành, tương tác được với phần cứng máy tính.
- Khả năng nâng cấp cải tiến: Firmware là phần không thể đụng đến, nâng cấp hay thay đổi. Software thân thiện hơn với người dùng, có khả năng nâng cấp, thay đổi và chỉnh sửa.
- Khả năng sao chép bảo mật: Firmwar là phần cứng, không thể sao chép, có tính bảo mật cao và gần như không thể tháo bỏ hay phá hủy khỏi thiết bị. Trong khi, Software là phần mềm ảo, có thể sao chép, copy hoặc phá hủy.
Phân loại Firmware hiện có trên thị trường
Firmware là phần không thể thiếu trong các thiết bị máy tính cá nhân, PC, ô tô, thiết bị gia dụng, thẻ thông minh… Nổi bật như: Firmware iphone được thiết kế riêng theo yêu cầu của hãng, tạo ra sự khác biệt so với các thiết bị điện thoại khác. Công nghệ Firmware cũng được nâng cấp, cải tiến với nhiều loại đáp ứng hiệu năng hoạt động khác nhau:
- Firmware cấp thấp: Bộ phần quan trọng không thể thiếu trong các thiết bị, thường được lưu trữ trong như ROM, không thể update hay viết lại.
- Firmware cấp cao: Cấu tạo và nhiệm vụ của loại firmware này cao hơn, được lưu trữ trong chíp nhớ Flash, không được phép nâng cấp.
- Firmwar hệ thống con: Cấu tạo của loại phần mềm này cũng khá phức tạp, nhưng chúng có tính linh hoạt hơn nhờ khả năng update và nâng cấp mới.
Cách cập nhật Firmware trong PLC S7 đúng chuẩn
Như đã nêu ở trên, Firmware là phần mềm cho phần cứng gần như không thể thay đổi, nâng cấp. Chúng được thiết kế riêng bởi nhà sản xuất, với đặc trưng tác vụ riêng cho hệ thống máy tính, thiết bị yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn có phần mềm Firmware hệ thống con, với khả năng nâng cấp cải tiến để cải thiện hiệu năng làm việc của thiết bị.
PLC S7 có thể nâng cấp và cập nhật mới Firmware cho thiết bị. Cách nào để cập nhật Firmware đúng chuẩn cho PLC S7?
Bộ điều khiển lập trình PLC S7 được ứng dụng trong các hệ thống tự động hóa hoàn toàn, với phần mềm được thiết kế riêng. Siemens thiết kế ra Firmware cho các thiết bị, tạo nên khả năng vận hành ổn định, tính bảo mật cao, hiệu suất tốt.
Hãng Siemens không ngừng cải tiến, viết phần mềm Firmware mới cho thiết bị điều khiển tự động. Việc nâng cấp Firmware cho thiết bị PLC S7 khá phức tạp, thường được thực hiện bởi chuyên gia kỹ thuật của Siemens, đảm bảo tính chính xác và tiết kiệm chi phí.
Đối với dòng PLC S7-1200 có V3.0 trở lên hoặc PLC S7-1500 có V1.1 trở lên có thể thực hiện cập nhật Firmware thông qua web tích hợp, theo các bước sau:
Bước 1: Bật web chủ của CPU
Vào thanh điều hướng dự án, nhấp chuột vào thư mục PLC và chọn thuộc tính trong Menu.
Tiếp tục vào mục máy chủ web và vào khu vực thuộc tính CPU.
Chọn kích hoạt máy chủ trên tất cả các module.
Bước 2: Cài đặt cấu hình người dùng trên máy chủ.
Thực hiện lần lượt các thao tác sau:
- Chọn quản lý người dùng trên thuộc tính của máy chủ web
- Đăng nhập tài khoản trên máy chủ mở cài đặt truy cập
- Chọn các cấp độ truy cập (Người dùng được phép, thực hiện cập nhật chương trình cơ sở).
- Cuối cùng thực hiện xác nhận cài đặt, đồng thời thực hiện lưu biên dịch chương trình và tải chương trình mới vào CPU.
Bước 3: Tiến hành cập nhật Firmware.
Thực hiện cập nhật Firmware mới với các thao tác sau:
- Giải nén tệp trong thư mục trên ổ cứng.
- Mở trình duyệt web và cập nhật địa chỉ IP vào thanh địa chỉ CPU.
- Đăng nhập nếu yêu cầu, bằng tên người dùng.
- Chọn mục thông tin module trên menu.
- Chọn tên máy trạm PLC S7…
- Đánh dấu khe cắm CPU.
- Mở táp chương trình Firmware mới nhất.
- Sử dụng nút “Duyệt qua” để điều hướng thư mục đến đĩa cứng nơi lưu trữ các tệp tin. Ở tệp FWUPDATE.S7S, chọn tệp có đuôi “.upd”.
- Click vào nút chạy phần mềm.
- Chuyển chế độ sang Stop để chạy phần mềm. Tiếp tục duy trì trên trang web của CPU.
- Sau khi tệp được tải xuống thành công, nhấn OK để đưa CPU về chế độ Run.
Firmware là phần mềm quan trọng được tích hợp trong phần cứng, đảm bảo hiệu năng hoạt động của các thiết bị máy tính, máy chủ server… Hiểu rõ về firmware sẽ giúp kỹ thuật viên vận hành, cài đặt và cập nhật ứng dụng hiệu quả, nâng cao hiệu suất hoạt động. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuật ngữ firmware trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ứng dụng trong sản xuất tự động hóa.