390/9 Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Ethernet là gì? Cách hoạt động của mạng Ethernet và cách kết nối cổng

    4.3/5 (3 Reviews)
    28 - 11 - 2022

    Tóm Tắt

    Thuật ngữ Ethernet được nhắc đến khá nhiều đời sống thực tế. Chắc hẳn không ít lần bạn đuộc nghe về cổng Ethernet. Vậy, Ethernet là gì? Cách hoạt động của mạng Ethernet và cách kết nối cổng thế nào?

    Internet trở thành 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, hỗ trợ công việc đạt hiệu suất cao hơn. Các thiết bị máy tính, điện tử được kết nối với nhau bằng đường truyền, chuyển dữ liệu nhanh chóng.

    Ethernet là gì? Cách hoạt động của mạng Ethernet và cách kết nối cổng

    Thuật ngữ Ethernet được nhắc đến khá nhiều trong đời sống thực tế. Chắc hẳn không ít lần bạn được nghe về cổng Ethernet. Vậy, Ethernet là gì? Cách hoạt động của mạng Ethernet và cách kết nối cổng như thế nào? Bài viết dưới đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Ethernet.

    Tìm hiểu Ethernet là gì? Cổng Ethernet là gì

    Thuật ngữ Ethernet được nhắc đến khá nhiều và hay bị nhầm lẫn với các thuật ngữ mạng khác. Cùng tìm hiểu về Ethernet qua những thông tin dưới đây:

    Ethernet là gì?

    Ethernet là một công nghệ truyền thông, được sử dụng để liên kết mạng LAN cục bộ, cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua 1 giao thức, quy tắc mạng chung. Hiểu rõ hơn, Ethernet là hình thức data-link trong tầng TCP/IP, cho phép thiết bị mạng có thể định dạng, truyền tín hiệu với tốc độ như thế nào? Ethernet cho phép các thiết bị trong phân khúc mạng cục bộ có thể tiếp nhận, phát hiện và xử lý các tín hiệu hiệu quả.

    Ethernet cho phép các thiết bị như: Máy tính, tivi có thể truyền tín hiệu sang các thiết bị khác. Tính ứng dụng của Ethernet khá rộng, cho nhà ở, văn phòng, trường học, bệnh viện…

    Cổng Ethernet là gì?

    Cổng Ethernet là lỗ cắm cáp Ethernet được tích hợp trên thiết bị máy tính, router, máy chơi game, tvbox. Nhiệm vụ của cổng kết nối và truyền tín hiệu mạng có dây trong hệ thống LAN, WAN…

    Sự khác biệt của Ethernet và wifi như thế nào?

    Khá nhiều người nhầm lẫn về 2 thuật ngữ mạng Ethernet và Wifi, vậy, chúng có gì khác nhau? Một số đểm khác biệt của Ethernet và wifi:

    • Tính ổn định: Mạng Ethernet có tính ổn định cao, do sử dụng dây kết nối với modem. Trong khi, wifi dễ bị nhiễu bởi vật chắn, khoảng cách càng xa sẽ càng bị yếu.
    • Tính bảo mật: Mạng Ethernet có tính bảo mật cao, dễ kiểm soát về số lượng người dùng. Trong khi, wifi dễ bị đánh cắp dữ liệu, khó kiểm soát số người đăng nhập làm ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải.
    • Tính di động: Mạng Ethernet kết nối bằng cáp quang sẽ bị hạn chế về không gian, các thiết bị khó di chuyển hơn. Với Wifi, bạn có thể kết nối ở bất cứ đâu, thoải mái di chuyển mà không lo lắng đến vấn đề đường truyền kết nối.
    • Chi phí sử dụng: Mạng Ethernet tốn chi phí mua dây cáp, vật chắn bảo vệ cổng Ethernet đảm bảo các kết nối. Nên chi phí sử dụng Ethernet với phạm vi nhỏ sẽ đắt đỏ hơn nhiều. Mạng Wifi không tốn chi phí dây cáp, kết nối phức tạp, rẻ hơn cho phạm vi hẹp. Tuy nhiên, ở phạm vi liên kết rộng cũng cần đầu tư nhiều phụ kiện kết nối và mở rộng sóng wifi.

    Phân loại cáp Ethernet phổ biến

    Mặc dù wifi đã trở nên phổ biến, nhưng cáp Ethernet vẫn là lựa chọn được nhiều đơn vị sử dụng. Công nghệ cáp Ethernet được phát triển mở rộng với nhiều loại, mang lại giá trị sử dụng cao. Cùng tìm hiểu các loại cáp Ethernet phổ biến trên thị trường:

    Phân loại cáp Ethernet phổ biến

    • Cáp CAT5E: Loại cáp hỗ trợ truyền tín hiệu đến 1000Mbps, ít bị nhiễm chéo sóng, tín hiệu khi có nhiều dây trồng chéo.
    • Cáp CATT6: Loại cáp có băng thông lên đến 250 MHz, gấp 2.5 lần so với CAT5E và những đặc điểm vật lý tương tự cáp CAT5E.
    • Cáp CAT6A: Loại cáp Ethernet hiện đại nhất hiện nay, được bọc ngoài bởi vật liệu chống nhiễu. Băng thông của CAT6A lên đến 500 MHz gấp đôi CAT6, tốc độ truyền 1000Mbps ở khoảng cách xa lên đến 1000m.

    Mạng Ethernet hoạt động như thế nào?

    Vậy, mạng Ethernet hoạt động như thế nào? Đây là mối quan tâm của nhiều người khi tìm hiểu về công nghệ mạng Ethernet:

    • Cụ thể, Ethernet hoạt động trên cả 2 giao thức: layer 1 (lớp vật lý) và layer 2 (lớp liên kết dữ liệu). Chúng được hoạt động thông qua mô hình giao thức mạng OIS, nhờ xác định 2 đơn vị truyền Packet và Framework. 
    • Ethernet thiết lập kết nối bằng cách đánh dấu vị trí bắt đầu Framework và mỗi Frame chứa thông tin, vài byte dữ liệu. Ngoài ra, Framework còn chứa các dữ liệu: Địa chỉ truy cập vật lý (MAC), gắn thẻ Vlan và thông tin liên quan khác, thông tin sửa đổi phát hiện sự cố truyền.

    ▷Xem thêm: Firmware là gì? Cách cập nhật Firmware trong PLC S7.

    Cách kết nối cổng Ethernet hiệu quả

    Cách kết nổi cổng Ethernet chuẩn sẽ giúp bạn nhận được dữ liệu tín hiệu nhanh, đầy đủ và đường truyền ổn định. Lưu ý khi kết nối cổng Ethernet:

    • Cắm 1 đầu cáp Ethernet vào bộ modem cấp dữ liệu và đầu còn lại vào máy tính, laptop của bạn. Lưu ý, jack cắm cần chắc chắn, hiển thị đèn xanh là được. 
    • Nếu đầu cáp vẫn còn nhấp nháy chứng tỏ tín hiệu chưa ổn định, cần kiểm tra lại bộ cấp internet và đầu cáp có đạt chuẩn không.

    Cổng Ethernet là phần không thể thiếu trong liên kết mạng, đường truyền tín hiệu, đảm bảo dữ liệu được xuyên suốt. Hiểu về Ethernet sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ và vận hành mạng một cách hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích, giúp người dùng mạng hiểu và dùng mạng Ethernet đúng cách.

    Bài viết liên quan

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    PLC S7-1200 Siemens là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với hầu hết các ứng dụng...

    21 - 11 - 2024
    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    SINAMICS G120 là lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng công nghiệp cần tính năng điều khiển...

    16 - 11 - 2024
    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến tần SINAMICS V20 là một trong những dòng biến tần phổ biến của Siemens, được thiết...

    13 - 11 - 2024
    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Khởi động mềm là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu khởi động êm, bảo vệ động...

    08 - 11 - 2024
    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, màn hình điều khiển cảm ứng HMI đóng vai trò...

    04 - 11 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!