390/9 Đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    Điện công nghiệp là gì? Khái niệm ngành nghề và cơ hội việc làm

    5.0/5 (1 Reviews)
    28 - 02 - 2023

    Tóm Tắt

    Điện công nghiệp là một trong những nhóm ngành nổi bật trong kỹ thuật điện. Bản chất: Điện công nghiệp là gì? Cơ hội việc là ngành điện công nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu lĩnh vực điện công nghiệp

    Điện cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất quy mô nhỏ đến lớn, phục vụ sinh hoạt hàng ngày của con người. Tùy với mục đích khác nhau, điện được chia thành nhiều lĩnh vực, với đặc trưng khác nhau. Điện công nghiệp là một trong những nhóm ngành nổi bật trong kỹ thuật điện.

    Bản chất: Điện công nghiệp là gì? Cơ hội việc làm cho ngành điện công nghiệp như thế nào? Bạn đọc quan tâm về điện công nghiệp, hãy cùng Batiea  tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Tổng quan về điện công nghiệp bạn cần biết

    Điện công nghiệp hay industrial electricity là một nhóm ngành quan trọng, được nhà nước đầu tư mạnh. Cùng tìm hiểu tổng quan về nhóm ngành này qua chia sẻ dưới đây.

    Điện công nghiệp là gì?

    Điện công nghiệp (industrial electricity) là lĩnh vực hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho sản xuất, vận hành các thiết bị công nghiệp, với công suất lớn. industrial electricity đáp ứng nhu cầu điện năng của các nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng sản xuất.

    Vai trò của điện lưới công nghiệp đảm bảo sự vận hành ổn định của nguồn điện, hệ thống cung cấp đến các thiết bị tiêu thụ. Các kỹ sư cần đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả, giải quyết các sự cố.

    Nhiệm vụ của kỹ sư industrial electricity là gì?

    Tên gọi điện lưới công nghiệp cho thấy vai trò của các kỹ sư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Cụ thể, nhiệm vụ của kỹ sư điện lưới công nghiệp có thể kể đến như:

    • Lên ý tưởng, thiết kế hệ thống lưới điện, tủ điện công nghiệp, nhằm đảm bảo yêu cầu sử dụng của máy móc, lắp đặt thiết bị, đi dây an toàn, hiệu quả.
    • Thi công lắp đặt các thiết bị, tủ điện công nghiệp, hệ thống dây và hệ thống điều khiển. Cụ thể các thiết bị như: điều hòa công nghiệp, hệ thống thông gió, hệ thống sưởi, máy sản xuất…
    • Thực hiện nhiệm vụ vận hành hệ thống thiết bị công nghiệp, tiêu thụ điện an toàn, tối ưu tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp.
    • Kỹ sư đảm nhiệm nhiệm vụ bảo dưỡng, bảo hành hệ thống thiết bị điện tử công nghiệp. Sửa chữa máy móc gặp sự cố hỏng hóc, quá tải hệ thống lưới điện công nghiệp.

    ▷ Xem thêm: Ngành công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử là gì? Ứng dụng và đầu ra.

    Hệ thống điện lưới công nghiệp gồm những gì?

    Lưới điện phục vụ công nghiệp đáp ứng công suất lớn, điện áp cao nhằm phục vụ máy móc có công suất lớn. Điện công nghiệp được hiểu là điện lưới phục vụ sản xuất công nghiệp.  Vậy, hệ thống điện lưới công nghiệp sẽ gồm những thành phần gì?

    • Các thiết bị tiêu thụ điện lưới công nghiệp, thường có công suất lớn, được lắp đặt tại nhà xưởng phục vụ sản xuất.
    • Hệ thống dây kết nối, truyền tải điện năng từ nguồn đến thiết bị tiêu thụ điện.
    • Tủ điện công nghiệp: Thiết bị bảo vệ dây, kết nối, thiết bị điện tử… Giúp tối ưu quá trình lắp đặt và quản lý điện năng trong các nhà xưởng.
    • Trạm biến áp, biến thế trong các nhà xưởng, nhà máy. Hệ thống hạ áp, kiểm soát dòng điện đưa đến các thiết bị tiêu thụ điện.
    • Hệ thống điều khiển điện công nghiệp với máy móc lập trình, quản lý sơ đồ mạch điện, lưới điện… Đóng vai trò đầu não giám sát điện năng của toàn bộ nhà máy, hỗ trợ kỹ sư tìm và sửa lỗi nhanh chóng.

    ▷ Xem thêm: Kỹ thuật cơ điện tử và xu hướng phát triển trong tương lai.

    Cơ hội nghề nghiệp cho tân sinh viên ngành industrial electricity

    Học ngành industrial electricity là một trong những xu hướng đang được các bạn trẻ lựa chọn. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành industrial electricity là gì?

    Một số vị trí cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành industrial electricity:

    • Kỹ sư làm việc tại các nhà máy sản xuất điện năng: điện mặt trời, thủy điện, nhiệt điện, điện gió…
    • Chuyên viên bảo trì, bảo dưỡng tại các nhà máy, khu công nghiệp.
    • Kỹ sư điện thiết kế hệ thống lưới điện cho các nhà máy, công trình, nhà xưởng… 
    • Nhân viên kinh doanh thiết bị điện năng, thiết bị ngành điện…
    • Chuyên viên bảo trì, vận hành các nhà máy, khu dân cư, chung cư, khách sạn, trung tâm thương mại…
    • Tự mở cửa hàng kinh doanh thiết bị điện công nghiệp, điện dân dụng…

    Sự khác biệt của ngành điện dân dụng và công nghiệp

    Điện lưới công nghiệp, điện dân dụng là những nhóm ngành quan trọng, được nhà nước đầu tư nhiều, nhằm phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 2 nhóm ngành điện này có gì khác biệt?

    • Ngành điện dân dụng phục vụ nhu cầu sử dụng điện của hộ gia đình, thiết bị tiêu thụ có công suất thấp. Do vậy, nguồn điện sử dụng thường là nguồn 1 pha, điện áp 220v. Trong khi, ngành sản xuất công nghiệp thường là máy móc có công suất cao, yêu cầu tiêu thụ điện năng lớn và sử dụng dòng 3 pha, điện áp 380v..
    • Lưới điện dân dụng đơn giản, với 2 dây dẫn gồm: 1 dây nóng và 1 dây lạnh. Điện lưới công nghiệp phức tạp gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh, cùng nhiều thiết bị, máy móc và phụ kiện chuyên dụng.

    Điện tử công nghiệp hay industrial electricity là nhóm ngành đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của kinh tế, đất nước. Ngành Industrial electricity sẽ là cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành điện công nghiệp, để có sự lựa chọn phù hợp

    Bài viết liên quan

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    Khám Phá PLC S7-1200 Siemens

    PLC S7-1200 Siemens là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với hầu hết các ứng dụng...

    21 - 11 - 2024
    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    So Sánh SINAMICS G120 Với Các Dòng Biến Tần Siemens Khác

    SINAMICS G120 là lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng công nghiệp cần tính năng điều khiển...

    16 - 11 - 2024
    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến Tần Siemens SINAMICS V20

    Biến tần SINAMICS V20 là một trong những dòng biến tần phổ biến của Siemens, được thiết...

    13 - 11 - 2024
    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Lợi Ích Của Khởi Động Mềm Trong Ứng Dụng Công Nghiệp

    Khởi động mềm là giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu khởi động êm, bảo vệ động...

    08 - 11 - 2024
    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Hướng dẫn lựa chọn màn hình điều khiển cảm ứng HMI

    Trong hệ thống tự động hóa công nghiệp, màn hình điều khiển cảm ứng HMI đóng vai trò...

    04 - 11 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!