390/9 Đường HT13, P. Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Giỏ Hàng

    GIỎ HÀNG TRỐNG

    CAD là gì? Ký hiệu bản vẽ CAD trong điện công nghiệp

    5.0/5 (1 Reviews)
    24 - 11 - 2022

    Tóm Tắt

    Với những người mới sẽ khó lòng đọc bản thiết kế CAD. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ giải pháp đang được sử dụng phổ biến: CAD là gì? Ký hiệu bản vẽ CAD trong bản vẽ điện công nghiệp

    Các thiết bị công nghiệp, nhà ở dân dụng hay công trình lớn đều được thiết kế dựa trên những nguyên tắc kỹ thuật. Bản vẽ mô phỏng thể hiện kết cấu máy, công tình. Công nghệ CAD được sử dụng nhiều, hỗ trợ kỹ sư trong việc thiết kế.

    Với những người mới tìm hiểu về bản vẽ kỹ thuật sẽ khó lòng đọc và hiểu được nội dung bản thiết kế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ giải pháp đang được sử dụng phổ biến: CAD là gì? Ký hiệu bản vẽ CAD trong bản vẽ điện công nghiệp như thế nào?

    Tìm hiểu về CAD là gì? 

    Làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật chắc chắn không ít lần bạn nghe đến CAD, bản vẽ CAD. Vậy, CAD là gì? Các phần trong trong gói phần mềm CAD là gì?

    CAD là gì?

    CAD là viết tắt của cụm từ Computer Aided Design có nghĩa là thiết kế kỹ thuật có sự trợ giúp của máy tính. Khác với các kiến trúc sư truyền thống khi tạo bản vẽ bằng tay, CAD cho phép người dùng thiết kế, dựng mô hình 3D, phác thảo các chi tiết bằng công cụ trên máy tính.

    CAD là gì? Ký hiệu bản vẽ CAD trong điện công nghiệp

    CAD được sử dụng chủ yếu để thiết kế và phát triển sản phẩm, mô hình mới. Với ứng dụng CAD, các mô hình 2D và 3D được phát triển toàn diện, đơn giản hơn. 

    Các phần trong gói CAD cơ bản

    Mỗi gói phần mềm CAD sẽ bao gồm 3 thành phần chính sau đây: 

    • Modeling: Phần dựng mô hình 3D, tuy nhiên trước mỗi bước này cần tiến hành phác thảo (Sketchinh) để dựng 3D hoàn chính.
    • Assembly: Quá trình lắp ráp các chi tiết thành cụm nhỏ và ghép các cụm nhỏ thành cụm lớn. 
    • Drafting: Xuất bản vẽ kỹ thuật, với các thông số kỹ thuật về mặt cắt, độ cứng, độ nhám… yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

    Các phần mềm CAD được sử dụng phổ biến trên thị trường

    Phần mềm CAD được phát triển không ngừng để hỗ trợ kỹ sư, kiến trúc sư trong việc thiết kế. Dưới đây là một số phần mềm CAD phổ biến đang được sử dụng: 

    • AutoCAD: Phần mềm được sử dụng để thiết kế phổ biến nhất hiện nay, cho nhiều lĩnh vực như xây dựng, điện công nghiệp, kiến trúc, thời trang… Khả năng tạo bản vẽ 2D và 3D linh hoạt, dễ dàng.
    • Sketchup: Ứng dụng CAD cho những người mới bắt đầu làm quen với thiết kế. Đặc điểm giao diện của Sketchup khá đơn giản và dễ sử dụng, tương thích với nhiều loại tệp. Tuy nhiên, tính năng của Sketchup bị lược bỏ khá nhiều, hạn chế trong thiết kế kỹ thuật.
    • BricsCAD: Ứng dụng tích hợp với công nghệ đám mây, có giao diện tương đối giống AutoCAD. Khả năng thiết kế của BricsCAD mạnh, tùy biến linh hoạt. Tuy nhiên, BricsCAD lại khó để quản lý các file dữ liệu.

    Ngoài ra, bạn sẽ có thể lựa chọn nhiều công cụ CAD khác như: MicroStation, CorelCAD, IronCAD, CADtalk, SolidWorks… . Tất cả chúng được phát triển để phục vụ nhiều mục đích sử dụng, thiết kế khác nhau.

    Các ký hiệu kỹ thuật bản vẽ CAD trong lĩnh vực điện công nghiệp

    Nắm rõ các ký hiệu kỹ thuật trên bản vẽ CAD sẽ giúp bạn đọc xem thông tin, đọc hiểu mô hình hiệu quả. Dưới đây là một số ký hiệu kỹ thuật cơ bản trong bản vẽ CAD điện công nghiệp:

    Các ký hiệu kỹ thuật bản vẽ CAD trong lĩnh vực điện công nghiệp

    Hiểu về ứng dụng CAD trong thiết kế kỹ thuật, sẽ giúp người dùng, kỹ thuật viên sử dụng công cụ này 1 cách hiệu quả. Sử dụng CAD có những ưu - nhược điểm riêng, do vậy, kỹ thuật viên cần hiểu rõ để khắc phục các hạn chế.

    Ưu nhược điểm khi sử dụng CAD trong thiết kế

    CAD được sử dụng phổ biến để sản xuất trong nhiều lĩnh vực: Xây dựng, thiết kế đồ họa, kiến trúc, kỹ thuật điện công nghiệp, … Mặc dù được ưa chuộng và dừng phổ biến, nhưng CAD vẫn có những ưu - nhược điểm mà bạn cần hiểu rõ.

    Ưu điểm của CAD trong vẽ kỹ thuật:

    • Tạo khối, phác thảo chi tiết và sửa lỗi dễ dàng. Có thể thay đổi các chi tiết độc lập mà không cần làm lại phác thảo.
    • CAD nâng cao hiệu suất làm việc hiệu quả, nhờ quy trình được tối ưu, tiết kiệm chi phí cho các đơn vị, doanh nghiệp.
    • Cho hình ảnh trực quan, cho phép người đọc bản vẽ quan sát được mô hình 3D với độ chính xác cao, dễ hình dung.
    • Bản vẽ CAD lưu và tái sử dụng dễ dàng hơn khi được lưu vào đĩa cứng.
    • Vẽ CAD đảm bảo độ chính xác cao hơn rất nhiều so với việc vẽ bằng tay.
    • Chia sẽ thông tin dữ liệu, bản vẽ dễ dàng, giúp việc chia sẻ và phân tích thuận lợi.

    Hạn chế khi sử dụng công cụ CAD trong thiết kế:

    • Sử dụng công cụ CAD khá phức tạp, thời gian để đào tạo kỹ sư sử dụng công nghệ này chuyên nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí.
    • Sản xuất, thiết kế các bản vẽ CAD rất tốt thời gian, công sức.
    • Các công cụ CAD cần được nâng cấp, cải tiến để cập nhật ứng dụng mới, với chi phí lớn.

    ▷ Xem thêm: CNC là gì? Sự liên quan giữa CNC và CAD.

    Hy vọng thông tin trên đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công cụ vẽ CAD trong điện công nghiệp và đọc bản vẽ hiệu quả.

    Bài viết liên quan

    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hệ Thống Tự Động Hóa

    10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Hệ Thống Tự Động Hóa

    Hệ thống tự động hóa là một phần không thể thiếu trong sản xuất hiện đại, nhưng không...

    23 - 12 - 2024
    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Ứng Dụng Màn Hình HMI Trong Quản Lý Năng Lượng Nhà Máy

    Màn hình HMI không chỉ là công cụ giao tiếp giữa con người và máy móc mà còn đóng vai...

    18 - 12 - 2024
    Các Bước Cấu Hình TIA Portal Từ A Đến Z

    Các Bước Cấu Hình TIA Portal Từ A Đến Z

    TIA Portal (Totally Integrated Automation Portal) là phần mềm quản lý tích hợp của...

    12 - 12 - 2024
    Bộ điều khiển thế hệ mới SIMATIC S7-1200 G2

    Bộ điều khiển thế hệ mới SIMATIC S7-1200 G2

    Bộ điều khiển PLC S7-1200 G2 là phiên bản mới nhất trong series PLC S7-1200 của Siemens...

    07 - 12 - 2024
    Các Loại CPU trong Dòng SIMATIC S7-1500

    Các Loại CPU trong Dòng SIMATIC S7-1500

    Dòng PLC SIMATIC S7-1500 của Siemens cung cấp nhiều loại CPU khác nhau để đáp ứng các...

    02 - 12 - 2024
    Liên hệ ngay cho chúng tôi!
    Gọi ngay cho chúng tôi!