Điện 3 pha là gì? Cách phân biệt với điện 1, 2 và 3 pha

5.0/5 (1 Reviews)
22 - 07 - 2021
Điện 3 pha là loại năng lượng được sử dụng khá phổ biến trong đời sống và sản xuất quy mô lớn. Vậy, bản chất của dòng điện 3 pha là gì? Sự khác biệt của dòng điện 1 pha, 2 pha và 3 pha như thế nào?

Điện là nguồn năng lượng quan trọng, cung cấp cho các thiết bị máy móc, sản xuất công nghiệp. Năng lượng điện cũng được phân thành nhiều loại khác nhau, đáp ứng công suất và nhu cầu sử dụng.

Điện 3 pha là loại năng lượng được sử dụng khá phổ biến trong đời sống và sản xuất. Vậy, điện 3 pha là gì? Sự khác biệt của điện 1 pha, 2 pha và 3 pha như thế nào? Bạn đọc quan tâm, Hãy cùng Batiea tìm hiểu về dòng điện 3 pha, qua bài viết dưới đây.

Nguồn điện 3 pha là gì?

Điện áp 3 pha (three-phase current) gồm 3 dây nóng và 1 dây lanh. Chúng tương đương với 3 dòng điện 1 pha chạy song song trong 1 dây trung tính.

Đặc đểm 3 dây pha được sắp xếp lệch nhau 1 góc 120 độ, cho phép truyền tải điện đường dài. Cách sắp xếp này của dòng 3 pha giải quyết các vấn đề hao tổn điện năng khi truyền tải.

Ưu điểm của dòng 3 pha:

  • Việc truyền dẫn điện năng sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với dòng 1 pha. Do vậy, dòng 3 pha thường được ứng dụng trong quá trình truyền tải điện từ nhà máy đến các trạm phân phối. Ngoài ra, dòng 3 pha sẽ tiết kiệm dây dẫn lắp đặt hơn so với dòng 1 pha.
  • Cấu tạo của dòng 3 pha vượt trội, ổn định hơn so với dòng 1 pha thường dùng trong các hộ gia đình.

▷ Xem thêm: Khởi động từ - Contactor là gì? Nguyên lý hoạt động của các pha.

Kiến thức về điện 3 pha cơ bản cần biết

Điện 3 pha được nhắc đến nhiều trong sản xuất, đời sống hàng ngày, có tính ứng dụng cao. Người dùng cần hiểu rõ về đặc điểm, bản chất của điện 3 pha để sử dụng hiệu quả.

Thông số kỹ thuật điện 3 pha

Đặc điểm dòng điện được thể hiện thông qua thông số kỹ thuật như: điện áp, cường độ, tần số… Thông số kỹ thuật liên quan đến dòng 3 pha cụ thể như sau: 

  • Hiệu điện thế dòng điện: Điện áp 3 pha sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia, các yếu tố ảnh hưởng như: Cơ sở hạ tầng, kinh tế, công nghệ… Tại Việt Nam, điện áp 3 pha là 380V (khi đo 2 dây nóng với nhau). Khi đo 1 dây nóng và dây trung tính, điện áp sẽ là 220V. Tại nhật sẽ là 200V/3F, tại Mỹ sẽ là 220V/3F.
  • Công suất và cường độ dòng 3 pha: Để xác định được yếu tố này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như (Điện trở dây). Công thức xác định cường độ dòng 3 pha: I=U/R (ampe), Công suất dòng 3 pha sẽ là P = √3 U x I x Cos (Φ), với (Φ) được xác định là 1 hoặc 0.8.

▷ Xem thêm: MCB là gì? Nguyên lý, cấu tạo và phân biệt với MCCB.

Nguyên lý cấu tạo của dòng 3 pha như thế nào?

Cấu tạo mạch điện 3 pha sẽ bao gồm các thành phần: Nguồn điện, dây dẫn và tải 3 pha. Để tạo ra được dòng 3 pha cần có máy phát điện xoay chiều, với cấu tạo máy như sau:

  • 3 dây quấn AX, BY và CZ cùng nam châm điện.
  • Các cuộn dây quấn AX, BY và CZ sẽ có cùng số vòng dây, được đặt lệch nhau 1 góc 2pi/3, tương đương 120 độ trong không gian.

Nguyên lý hoạt động tạo ra dòng 3 pha: Nam châm điện quay với tốc độ không đổi sẽ tạo ra 1 từ trường, quét qua các dây quấn và cảm ứng từ trong dây dẫn. Khi đó, sức điện động xoay chiều có cùng biên độ, tần số nhưng lệch pha nhau 1 góc 120 độ, thời gian ⅓ chu kỳ.

Điện áp 3 pha có mấy dây?

Như đã nói ở trên, điện áp 3 pha sẽ cấu tạo từ 4 dây. Trong đó, có 3 dây nóng và 1 dây trung tính. Các lõi dây 3 pha được sản xuất từ đồng và nhôm, có độ bền dẻo và khả năng dẫn điện tốt hơn.

Hiện nay, kích thước đường kính dây 3 pha thường gặp là: 4x16 hoặc 4x10…

Cách đấu điện 3 pha như thế nào?

Cách đấu điện áp 3 pha là tiêu chí quan trọng mà người dùng cần lưu ý khi vận hành và sử dụng loại điện này. Có 2 cách đấu điện 3 pha chính:

  • Đấu điện 3 pha hình tam giác: Tùy thuộc thông số động cơ điện (220V/380V) và mạng lưới (110V/220V) mà cách đấu nối dây sẽ cân đối đầu vào ra phù hợp.
  • Đấu điện 3 pha hình sao: Áp dụng khi động cơ điện định mức 220V/380V và lưới điện định mức 220V/380V. Chỉ cần lấy 1 dây nóng từ hệ thống điện và nối với dây trung tính.

▷ Xem thêm: Aptomat là gì? Cấu tạo, phân loại các pha và nguyên lý hoạt động.

Phân biệt dòng điện 1, 2 và 3 pha như thế nào?

Điện được sản xuất và kinh doanh với nhiều loại, đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng mô hình. Tuy nhiên, ít người phân biệt được dòng điện 1, 2 và 3 pha khác nhau như thế nào?

  • Về cấu tạo: Dòng 1 pha gồm 1 dây nóng và 1 dây trung tính, dòng 2 pha gồm 2 dây nóng và 1 dây trung tính, dòng 3 pha gồm 3 dây nóng và 1 trung tính.
  • Về hiệu điện thế: Dòng 1 pha 220v, dòng 2 pha có điện áp đầu ra 3-5v nhưng cũng có thể tạo ra dòng 220v, dòng 3 pha 380v. Tùy quy định của mỗi nước mà điện thế sẽ có sự khác biệt.
  • Về đối tượng sử dụng: Dòng 1 pha và 2 pha sử dụng cho các thiết bị điện gia đình với công suất thấp, dòng 3 pha cho thiết bị công suất cao ở khu công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng.

▷ Xem thêm: các sản phẩm biến tần 3 pha bán được dùng phổ biến nhất hiện nay.

Biến tần 3 pha Mã sản phẩm
Biến tần V20 3-phase 1.5kW 6SL3210-5BE21-5UV0
Biến tần V20 3-phase 0.55kW 6SL3210-5BE15-5UV0
Biến tần V20 3-phase 5.5kW 6SL3210-5BE25-5UV0
Biến tần V20 3-phase 3.0kW 6SL3210-5BE23-0UV0

Điện năng với công suất, tần số khác nhau, sẽ phù hợp cho từng thiết bị. Do vậy, người dùng điện cần nhận diện và phân biệt rõ ràng về các loại điện áp phổ biến, để sử dụng an toàn. Hy vọng những thông tin trên đây về điện 3 pha, 1 pha và 2 pha sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về chúng.

Thông Tin Liên Hệ

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan