PNP là gì? Cách phân biệt tín hiệu PNP và tín hiệu NPN

5.0/5 (1 Reviews)
22 - 07 - 2021
PNP là gì sẽ giúp bạn sử dụng các thiết bị hiệu quả. PNP thường bị nhầm lẫn với NPN. Vậy, bản chất của PNP là gì? PNP và NPN khác nhau như thế nào? Hãy cùng Batiea tìm hiểu rõ hơn về tín hiệu PNP

Thuật ngữ PNP xuất hiện nhiều trong lĩnh vực điện tử, năng lượng. Ứng dụng của chúng trong đời sống, sản xuất cũng vô cùng đa dạng. Việc hiểu PNP là gì sẽ giúp bạn sử dụng các thiết bị hiệu quả. PNP thường bị nhầm lẫn với NPN. Vậy, bản chất của PNP là gì? Tín hiệu PNP và NPN khác nhau như thế nào? Bạn đọc quan tâm hãy cùng Batiea tìm hiểu rõ hơn về tín hiệu PNP qua bài viết dưới đây.

PNP là gì? NPN là gì?

Những người mới bắt đầu tìm hiểu về ngành điện, cần hiểu PNP và NPN là gì? để có được cái nhìn chính xác về các thiết bị và cách vận hành.

PNP là gì?

Khi nối các mạch cảm biến, bạn sẽ phải tiếp xúc với các cực của mạch điện. Trong đó, N - Negative là cực âm và P - positive là cực dương. Do vậy, PNP là thiết bị có thể chuyển đổi sang cực dương của mạch. Hiểu đơn giản thì PNP là tín hiệu kích dương. 

Trường hợp ở trạng thái bình thường, điện áp ngõ ra sẽ bằng 0V. Nếu có tác động vào cảm biến, điện áp ngõ ra sẽ bằng áp nguồn.

NPN là gì?

NPN cũng là thiết bị nối mạch cảm biến, chuyển đổi sang cực âm của mạch điện. Có thể hiểu đơn giản, NPN là một dạng tín hiệu kích âm. Với cảm biến ngõ ra NPN, trạng thái bình thường thì ngõ ra của chúng sẽ bằng áp nguồn. Trường hợp, tác động vào cảm biến, ngõ ra sẽ có điện áp bằng 0v.

Đặc điểm chung của tín hiệu PNP và NPN

2 tín hiệu PNP và NPN có những đặc điểm chung, ứng dụng trong mạch điện tử, cụ thể như:

  • Tiếp điểm của cảm biến PNP và NPN thường được bắt cặp với cảm biến báo mức và cảm biến tiệm cận.
  • Trên biểu đồ mạch điện, PNP và NPN đều được mô tả bởi nét đứt liền mạch.
  • Loại tải được sử dụng trong NPN và PNP chỉ gồm 2 loại: điện trở và cuộn dây.
  • 2 tiếp điểm PNP và NPN thường được sử dụng để kích vào đầu của PLC và rơ le trung gian. Trong đó, đầu PLC thường là điện trở, còn rơ le là loại cuộn đây.

Một số sản phẩm PLC phổ biến hiện nay như:

Loại sản phẩm Mã sản phẩm
CM 1241 communications module 6ES7241-1CH32-0XB0
CM 1241 communications module 6ES7241-1AH32-0XB0
CB 1241 RS485 communication board 6ES7241-1CH30-1XB0

Sự khác biệt của tín hiệu PNP và NPN như thế nào?

Mặc dù có nhiều điểm chung và ký hiệu trên mạch điện giống nhau. Nhưng tín hiệu PNP và NPN có nhiều điểm khác biệt và mang đặc trưng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt rõ ràng nhất của PNP và NPN như thế nào?

  • Đầu ra của NPN là tải được nối giữa cực dương của nguồn và 1 cực còn lại với đầu ra của cảm biến.
  • Đầu ra của PNP là tải được nối giữa cực âm của nguồn và đầu ra cảm biến.
  • Loại PNP không có tác động thì điện áp là 0, còn có tác động điện áp sẽ là 1v.
  • Loại NPN không có tác động thì điện áp là 1v và có tác động thì điện áp sẽ là 0v.

Ứng dụng của tín hiệu PNP và lưu ý khi sử dụng

Cảm biến PNP và NPN được sử dụng nhiều trong hệ thống mạch điện tự động hóa, sản xuất công nghiệp. Người dùng cần hiểu để lắp đặt thiết bị với PLC, điều khiển tự động và các thiết bị ngoại vi chính xác.

Mỗi loại PNP và NPN sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau khi sử dụng cho mạch điện. Người dùng cần hiểu đặc trưng của từng loại và mục đích sử dụng để chọn NPN hoặc PNP. Vậy, khi nào nên dùng cảm biến PNP? Khi nào nên sử dụng cảm biến NPN?

  • Cảm biến tín hiệu PNP phù hợp với các tải hoặc thiết bị điều khiển với ngõ vào rút dòng. PNP thích hợp trong điều khiển làm việc bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp yêu cầu tính an toàn cao, bạn cần sử dụng tín hiệu NPN thay thế cho PNP.
  • Cảm biến tín hiệu NPN phù hợp với các tải dòng đảm bảo an toàn, ứng dụng trong môi trường dễ cháy nổ, với các chứng chỉ Atex Zone 0 hoặc 1.

Ngoài ra, người dùng có thể linh hoạt tích hợp PNP và NPN bằng cách sử dụng rơ le trung gian.

Các mạch điện ứng dụng PNP hay NPN tùy thuộc vào bản chất của hệ thống điện. Do vậy, hiểu đặc điểm của PNP cũng như NPN và sự khác biệt giữa chúng, sẽ giúp bạn sử dụng tín hiệu một cách hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về PNP và sự khác nhau với NPN trong mạch điện. 

Thông Tin Liên Hệ

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan