Ứng dụng mạng truyền thông giúp nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất của các doanh nghiệp, dây chuyền, nhà máy lớn. Thiết bị điện tử được kết nối với nhau tạo nên mạng lưới thống nhất, hoạt động đồng bộ với nguồn tài nguyên chung. Mạng truyền thông công nghiệp ngày càng khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của mình trong các nhà máy.
Bạn đã hiểu mạng truyền thông công nghiệp là gì? Đặc điểm, vai trò cụ thể và các loại của mạng công nghiệp được ứng dụng trong thực tế. Thông tin dưới đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm này
Công nghiệp ngày càng được tự động hóa với ứng dụng của công nghệ 4.0. Mạng truyền thông trở thành cốt lõi, giúp các thiết bị, máy móc kết nối vận hành hiệu quả.
Mạng truyền thông công nghiệp là gì?
Mạng truyền thông công nghiệp hay còn gọi là mạng công nghiệp MCN. Thuật ngữ mô tả các hệ thống truyền thông số, truyền dữ liệu/ thông tin, truyền bit nối tiếp, có nhiệm vụ kết nối các thiết bị công nghiệp trong nhà máy.
Mạng công nghiệp thiết kế trong các nhà máy có khả năng xử lý kiểm soát thời gian thực, chịu được các tác động khắc nghiệt từ môi trường sản xuất, với quy mô lớn. Hiện nay, mạng mạng công nghiệp MCN cho phép quản lý, kết nối các thiết bị như: Máy tính điều khiển, thiết bị giám sát, máy tính quản lý điều khiển xí nghiệp và cấp công ty.
Đặc điểm mạng công nghiệp có thể kết nối có dây hoặc không dây. Trường hợp, mạng có dây kết nối là cáp xoắn, cáp đồng trục hay cáp quang để đảm bảo đường truyền tín hiệu. Với mạng không dây sẽ kết nối giao tiếp qua radio.
Phân biệt mạng truyền thông công nghiệp và mạng viễn thông
Mạng truyền thông công nghiệp có giống mạng viễn thông hay không là thắc mắc của không ít người. Về mặt kỹ thuật thì 2 loại mạng này có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, nếu nhận định về phạm vi hoạt động, tính năng sẽ có nhiều điểm khác biệt cần được làm rõ:
- Phạm vi hoạt động: Mạng viễn thông có phạm vi hoạt động lớn hơn rất nhiều so với mạng MCN, số lượng thành viên lớn, phương pháp truyền thông phức tạp. Mạng công nghiệp hoạt động trong phạm vi nhỏ, nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp, mang tính độc lập cao của các doanh nghiệp.
- Đối tượng: Mạng viễn thông bao gồm cả con người và thiết bị kỹ thuật nhưng con người đóng vai trò chủ đạo. Với mạng công nghiệp, đối tượng kết nối, giao tiếp chủ yếu là dữ liệu và thông tin thu thập được từ thiết bị máy móc.
- Công nghệ kỹ thuật áp dụng: Mạng viễn thông áp dụng nhiều kỹ thuật phức tạp, phong phú. Trong khi, mạng công nghiệp mang đặc trưng kỹ thuật truyền dữ liệu theo chế độ bit nối tiếp.
Phân loại mạng truyền thông công nghiệp
Mạng truyền thông công nghiệp được phân loại theo cấp độ hoạt động, trong phạm vi công ty, xí nghiệp. Có thể phân loại thành 4 cấp như sau:
- Bus trường - Hệ thống bus nối tiếp, sử dụng kỹ thuật truyền tin số để kết nối thiết bị cấp điều khiển (PC, PLC) với thiết bị cấp chấp hành/ thiết bị trường. Yêu cầu độ chính xác của thời gian thực được đặt lên hàng đầu, với sai số 0.1 miligiay.
- Bus hệ thống - Hệ thống mạng kết nối thiết bị cấp điều khiển lên cấp điều khiển giám sát, ứng dụng trong điều khiển quá trình. Thông qua mạng này, máy tính điều khiển sẽ truyền tín hiệu cho các trạm kỹ thuật và giám sát. Yêu cầu cao về tốc độ truyền tín hiệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị cùng lúc.
- Mạng xí nghiệp - Là hệ thống mạng LAN bình thường, có khả năng kết nối nhiều thiết bị máy tính trong văn phòng, kết nối cấp điều hành sản xuất với cấp giám sát.
- Mạng công ty - Với đặc điểm gần giống 1 mạng viễn thông và mạng máy tính diện rộng. Chức năng kết nối các máy tính văn phòng, trao đổi thông tin nội bộ, kết nối khách hàng...
Vai trò và ứng dụng của mạng công nghiệp MCN
Ứng dụng của mạng truyền thông công nghiệp là yếu tố sống còn của nhà máy, công ty hoạt động sản xuất hiệu quả. Vai trò của mạng công nghiệp, đặc biệt là mạng bus trường ở đây có thể kể đến như:
- Kết nối, liên kết các thiết bị công nghiệp khác nhau thông qua 1 đường truyền duy nhất. Cấu trúc đơn giản hóa giúp các thiết bị vận hành hiệu quả.
- Nâng cao độ tin cậy và chính xác của thông tin, dữ liệu nhận được phục vụ sản xuất, giám sát điều hành hệ thống. Thông tin được truyền đi qua đường truyền số ít bị sai lệch, làm giả, tốc độ đường truyền cao đảm bảo thời gian thực.
- Hệ thống kết nối thống nhất, được đơn giản hóa, chẩn đoán và xác định lỗi, sự cố thiết bị trong nhà máy, dây chuyền sản xuất…
Ứng dụng của mạng công nghiệp MCN trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vận hành nhà máy, khu vực văn phòng… Tối ưu hóa hiệu suất làm việc của doanh nghiệp và người lao động.
Chia sẻ trên đây của Batiea là những kiến thức cơ bản về mạng truyền thông công nghiệp. Hy vọng bạn đọc có thêm thông tin cần thiết để nghiên cứu và lựa chọn giải pháp mạng công nghiệp cho nhu cầu của doanh nghiệp, nhà máy sản xuất.