Lưới điện quốc gia có chức năng gì? Sơ đồ và hệ thống điện quốc gia

5.0/5 (1 Reviews)
22 - 07 - 2021
Bản chất lưới điện quốc gia là gì? Lưới điện quốc gia có chức năng gì? Cũng như sơ đồ hệ thống điện lưới quốc gia ra sao? Hãy cùng Batiea tìm hiểu về lưới điện quốc gia và những vấn đề liên quan

Điện là nguồn năng lượng quan trọng cho sản xuất, sinh hoạt và đời sống của con người, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Lưới điện quốc gia là thuật ngữ được nhiều người nhắc đến trong các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.

Vậy, bản chất lưới điện quốc gia là gì? Lưới điện quốc gia có chức năng gì? Cũng như sơ đồ hệ thống điện lưới quốc gia ra sao? Hãy cùng Batiea tìm hiểu về lưới điện quốc gia và những vấn đề liên quan qua bài viết chia sẻ dưới đây.

Lưới điện quốc gia là gì?

Để hiểu về lưới điện quốc gia là gì? chúng ta cần tìm hiểu một số thuật ngữ và kiến thức liên quan đến hệ thống điện.

Lưới điện là gì?

Lưới điện là hệ thống mạng lưới liên kết với nhau để truyền tải điện năng từ nhà máy sản xuất điện đến người tiêu dùng. Thành phần của lưới điện sẽ bao gồm:

  • Nhà máy, trạm phát điện: Thường đặt ở các khu vực gần nguồn sản xuất điện năng. Điện năng được sản xuất và nâng lên mức điện áp cao trước khi được truyền tải.
  • Đường dây truyền tải điện cao thế: Đường dây cao thế có đường kính lớn, vận chuyển điện qua quãng đường dài.
  • Trung tâm phân phối và tiêu thụ điện: Khu vực hạ áp lưới điện xuống mức thấp để phân phối đến người tiêu dùng.
  • Đường dây riêng lẻ kết nối đến từng khu vực hộ gia đình, nhà xưởng, văn phòng…

▷ Xem thêm: Công suất điện là gì? Công thức tính nhanh và chính xác nhất.

Hệ thống điện quốc gia là gì?

Hệ thống điện quốc gia là một hệ thống thống nhất được quản lý trong phạm vi của 1 đất nước. Bao gồm: Nguồn điện, lưới điện, trang thiết bị phụ trợ, hộ tiêu thụ,… trên toàn quốc.

Lưới điện quốc gia có chức năng gì?

Hệ thống lưới điện quốc gia là một phần quan trọng, không thể thiếu cho một đất nước tồn tại và phát triển. Lưới điện quốc gia có chức năng chính như sau:

  • Cung cấp điện năng cho toàn bộ người dân phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… Điện năng là nguồn năng lượng chính để vận hành thiết bị, máy móc sản xuất, tạo nên sản phẩm, hàng hóa cho con người. Do vậy, lưới điện quốc gia đảm bảo sự phát triển cho quốc gia đó có ổn định, tăng trưởng hay không.
  • Lưới điện quốc gia đảm bảo cho an ninh, an toàn quốc phòng. Điện năng cung cấp năng lượng hoạt động cho các thiết bị tín hiệu, vô tuyến, truyền thông tin, vệ tinh… Giúp vận hành hệ thống quốc phòng biển cả, biên phòng, không quân.
  • Lưới điện quốc gia là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Hệ thống điện ổn định sẽ là nền tảng giúp đất nước tăng trưởng, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

▷ Xem thêm: Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi nào? Vì sao?

Sơ đồ hệ thống lưới điện quốc gia như thế nào?

Cụ thể, sơ đồ hệ thống lưới điện quốc gia như thế nào? Gồm những thành phần gì? Tất cả sẽ được làm rõ ra chia sẻ dưới đây về hệ thống lưới điện:

Các cấp điện áp của lưới điện quốc gia Việt Nam

Hiện nay, hệ thống lưới điện quốc gia được chia thành 4 cấp nhỏ, với quy mô như sau:

  • Điện hạ áp với giá trị 0.38/0.22 kV: Đây là cấp điện quan trọng, trực tiếp cung cấp điện năng cho các thiết bị sử dụng điện.
  • Điện áp trung thế với trị số 6-10–15–22–35 kV.
  • Điện áp cao thế với giá trị 110-220kV.
  • Điện áp siêu cao thế với giá trị trên 500kV.

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, lưới điện cấp quốc gia được chia thành nhiều cấp, với mức điện áp khác nhau như: 60 – 150 – 330 – 400 – 750kV. Thông thường, khi điện áp càng cao, giá trị dòng điện sẽ nhỏ, làm giảm tiêu hao trong quá trình vận chuyển. Cấp lưới điện dưới 1000v đảm bảo tính an toàn, nên một số quốc gia vẫn sử dụng mức điện áp này.

Sơ đồ lưới điện cấp quốc gia như thế nào?

Sơ đồ lưới điện chủ yếu là hình mô tả liên kết giữa các cấp điện áp, từ nhà máy đến các trạm phân phối và thông số kỹ thuật của chúng. 

Nhà máy sản xuất và cấp điện có mức điện áp 66KV, qua trạm trung chuyển hạ áp 20MVA - 66/220Kv. Sau đó, điện năng sẽ được đưa xuống đường dây truyền tải 22KV, tiếp tục qua trạm hạ áp 10MVA - 22/6KV, cuối cùng là các trạm phân phối trực tiếp.

Hiện nay, điện năng của nước ta được sản xuất từ nhiều nguồn, nhằm đa dạng nguồn cung năng lượng cho nhu cầu tiêu thụ trên toàn quốc. Điện năng được sản xuất từ các nhà máy: Thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời, điện năng lượng gió, nhà máy điện nguyên tử.

Hiểu về chức năng, sơ đồ của lưới điện quốc gia sẽ giúp bạn thấy được tầm quan trọng của hệ thống này. Sử dụng Thiết bị điện tiết kiệm, an toàn, bảo vệ hệ thống lưới điện quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có câu trả lời về bản chất và lưới điện quốc gia có chức năng gì với kinh tế, đất nước.

Thông Tin Liên Hệ

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan