Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe, phản ứng hóa sinh hay hoạt động sản xuất… Cũng giống như các yếu tố: Áp suất, độ ẩm, nhiệt độ cần được kiểm soát để đảm bảo môi trường hoạt động lý tưởng cho con người hay sản xuất, nghiên cứu khoa học.
Đồng hồ đo nhiệt độ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, cho phép xác định chính xác mức nhiệt môi trường xung quanh. Bạn đã biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo hay chưa? Chia sẻ dưới đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về đồng hồ đo nhiệt độ các loại.
Tìm hiểu về đồng hồ đo nhiệt độ nguyên lý hoạt động
Đồng hồ đo nhiệt độ là thiết bị điện tử có khả năng đo và xác định mức nhiệt của môi trường xung quanh. Thiết bị được sử dụng để cảnh báo mức nhiệt ở một vùng cụ thể với độ chính xác cao. Dựa trên thông số hiển thị, người dùng điều chỉnh mức nhiệt phù hợp, đảm bảo giới hạn an toàn cho các hoạt động sản xuất, hóa sinh xảy ra.
Ứng dụng của đồng hồ đo khá đa dạng, cụ thể như:
- Công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống, dược phẩm các loại… Kiểm soát nhiệt độ môi trường sản xuất trong mức tiêu chuẩn.
- Đồng hồ đo trong các phòng nghiên cứu khoa học, đảm bảo ghi chép môi trường và điều kiện của các phản ứng xảy ra.
- Đồng hồ đo trong sản xuất nông nghiệp, kiểm soát môi trường phát triển của cây trồng.
- Ứng dụng trong bảo quản kho lạnh, hàng hóa, công nghệ sấy…
- Ứng dụng sản xuất công nghiệp hóa chất, linh kiện điện tử, hóa dầu… kiểm soát nhiệt độ dầu, máy nén khí.
Vậy, đồng hồ đo nhiệt hoạt động như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nhiệt loại hiển thị kim dựa trên nguyên lý biến dạng nhiệt miếng lưỡng kim tức: 2 miếng kim loại nhạy cảm với nhiệt được ghép nối với nhau. Khi miếng lưỡng kim tiếp xúc với nhiệt độ môi trường sẽ diễn ra sự giãn nở không đồng nhất của 2 thanh kim loại. Tùy theo mức nhiệt mà sự biến dạng của miếng lưỡng kim sẽ khác nhau, độ cong sẽ nhiều hoặc ít. Miếng lưỡng kim chuyển động sẽ truyền tín hiệu làm quay kim đồng hồ, từ đó xác định mức nhiệt tương đối chính xác của vùng cần đo.
Với loại đồng hồ hiển thị số, tín hiệu sẽ được đưa về dưới dạng điện áp của cặp nhiệt. Tín hiệu đưa về sẽ thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt hoặc điện trở. Sau đó sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu số, xác định chính xác mức nhiệt của khu vực cần đo.
Cấu tạo và phân loại đồng hồ đo nhiệt độ
Đồng hồ đo nhiệt được thiết kế với 2 phần cơ bản: phần cảm biến nhiệt và hiển thị nhiệt. Trong đó:
- Phần cảm biến nhiệt sẽ là miếng lưỡng kim (2 miếng kim loại nhạy cảm về nhiệt với nhiệt độ nóng chảy khác nhau).
- Phần hiển thị nhiệt sẽ là bộ phận xử lý: Bộ truyền chuyển động hoặc xử lý tín hiệu điện.
Dựa trên cấu tạo của đồng hồ đo nhiệt, chia thiết bị thành 2 loại:
- Đồng hồ đo nhiệt cơ (dạng kim) - Với đặc điểm: giá thành rẻ, tuy nhiên độ sai số lớn, khá ít chức năng, độ bền kém.
- Đồng hồ đo nhiệt dạng điện tử (dạng số) - Với đặc điểm: Độ nhạy đồng hồ cao, kết quả thông số chính xác, nhiều chức năng hỗ trợ, với đường truyền tín hiệu tốt và độ bền thiết bị cao. Tuy nhiên, mức giá đồng hồ điện tử đo nhiệt sẽ cao hơn so với đồng hồ cơ.
Lưu ý khi mua đồng hồ đo nhiệt độ phù hợp
Với tính ứng dụng đồng hồ đo nhiệt cao, thiết bị được nhiều đơn vị lựa chọn. Để đảm bảo đồng hồ đo nhiệt đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, cung cấp thông số chính xác, yêu cầu người dùng cần trả lời được các câu hỏi sau?
- Dải đo nhiệt độ của đồng hồ theo yêu cầu của môi trường làm việc là gì?
- Sai số của đồng hồ ở mức bao nhiêu?
- Loại đồng hồ đo cơ hay điện tử?
- Các tính năng của đồng hồ đo nhiệt độ có phù hợp với yêu cầu hệ thống lắp đặt? Hỗ trợ cổng ra kết nối như thế nào?
- Giá đồng hồ là bao nhiêu?
- Yêu cầu quan trọng nhất là thiết bị đồng hồ đo nhiệt chính hãng, có đầy đủ chứng nhận CO và CQ, dán tem kiểm định của cục đo lường đánh giá chất lượng.
>> Xem thêm bài viết: