Các lĩnh vực, công nghệ trở thành 1 phần không thể thiếu trong đời sống, sản xuất. Trong đó, kỹ thuật máy tính có ứng dụng cao. Các bảng mã được ra đời, tối ưu lập trình các chương trình kỹ thuật quan trọng. Trong công nghiệp tự động hóa, lập trình là phần cốt lõi, tạo nên khả năng vận hành liên tục.
Bảng mã ASCII được nhắc đến khá nhiều trong kỹ thuật máy tính, ứng dụng sản xuất công nghiệp. Cùng tìm hiểu về ASCII là gì? Tính ứng dụng của ASCII trong công nghiệp như thế nào, qua chia sẻ dưới đây của Batiea.
Bảng mã ASCII là gì?
ASCII là bảng mã ký tự kỹ thuật máy tính, được sử dụng trong lập trình phần mềm, chương trình số hóa. Cụ thể, ASCII là viết tắt của American Standard Code for Information InterChange: Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa kỳ.
Trong đó, bảng mã ASCII là tập hợp các ký tự latin, số được chuẩn hóa trở thành bộ mã giao tiếp phổ biến trên toàn thế giới, được sử dụng trong tất cả các hệ thống. Ký tự mã ASCII có mặt trên bàn phím máy tính của các cường quốc công nghệ: Nhật bản, Trung quốc, Hàn quốc, Eu,…
Chức năng của bảng mã ASCII trong lập trình phần mềm là quy đổi kiểu bit với kiểu ký tự được thể hiện trong ngôn ngữ viết. Thông qua các mã ký tự, con người giao tiếp với máy móc, điều khiển vận hành hệ thống hoặc tính toán các dữ liệu thu thập được.
Bảng mã ASCII được ra mắt từ năm 1963, bởi hiệp hội tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Hiện nay, mã ASCII sử dụng nhiều trong các thiết bị máy tính, laptop… Phổ biến nhất là các bảng mã ANSI X3.4-1986, ECMA-6, ISO/IEC 646:19.
Phân loại bảng mã ASCII
Bảng mã ASCII được phát triển trên nền tảng chung và biến hóa, mở rộng với ký tự phù hợp với từng quốc gia. Trong đó, có 2 bảng mã ASCII được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như:
Bảng mã ASCII tiêu chuẩn
Bảng ASCII chuẩn là ứng dụng nền tảng trong nhiều phần mềm lập trình máy tính khác nhau. Cụ thể, ASCII tiêu chuẩn quy định mối liên kết giữa hệ nhị phân (0 và 1) với hệ thập phân, hệ lục phân và hình ảnh đồ họa hiển thị trên máy tính.
Bảng mã ASCII mở rộng
Bảng mã ASCII mở rộng được thiết kế đáp ứng sự đa dạng về ngôn ngữ của các quốc gia khác nhau. Nếu như bảng ASCII chuẩn sử dụng ngôn ngữ với 7 bit thì bảng mở rộng sử dụng đến 8 bit.
Sự ra đời của bảng mã ASCII 8 bit là một bước tiến trong ngành công nghệ thông tin, lập trình kỹ thuật, giúp mã hóa được tất cả các ngôn ngữ trên toàn thế giới.
Lưu ý khi sử dụng bảng mã ASCII
Kỹ thuật viên lập trình sẽ sử dụng bảng mã ASCII cơ bản hoặc nâng cao để thiết lập chương trình trên máy tính, điện thoại. Lưu ý những điểm quan trọng sau khi sử dụng mã ASCII:
- Trong bảng mã ASCII sẽ có các ký tự đặc biệt. Đặc biệt trong hệ thập phân, các ký tự từ 0-32 sẽ không hiển thị ra màn hình máy tính mà chỉ được in trong DOS.
- Các ký tự sẽ được thực hiện theo lệnh của người nhập, không thể hiện dưới dạng văn bản. Ví dụ như: ký tự BEL (0000111) sẽ hiển thị dưới dạng âm thanh mà bạn có thể nghe thấy.
- Bảng ASCII mở rộng có nhiều biến thể khác nhau được thay đổi tùy theo từng ngôn ngữ và văn hóa của từng quốc gia. Do vậy, lập trình viên cần tìm hiểu kỹ đặc điểm bảng mã theo ngôn ngữ đó.
▷ Xem thêm: Metaverse là gì? Ứng dụng và ảnh hướng đến ngành công nghiệp ra sao.
Ứng dụng của ASCII trong công nghiệp như thế nào?
Bảng mã ASCII đóng vai trò quan trọng trong công nghệ lập trình, sản xuất máy tính. Nhiệm vụ của bảng mã ASCII là cầu nối liên kết giữa màn hình máy tính và ổ cứng. Có nghĩa, bảng mã ASCII được sử dụng để dịch văn bản máy tính sang văn bản con người, giúp chúng ta giao tiếp với máy móc hiệu quả.
Có thể hiểu, bảng mã ASCII là ngôn ngữ máy tính quan trọng, giúp thiết lập chương trình sản xuất tự động hóa, giao tiếp và điều khiển thông qua máy tính. Trong công nghiệp, mã ASCII giúp xây dựng hệ thống tự động hóa, tăng năng suất làm việc, giảm sức lao động của con người, giảm các chi phí phát sinh do sản xuất lỗi… Ứng dụng lập trình tự động hóa, giúp doanh nghiệp cắt giảm nhiều khoản phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Bảng mã ASCII là 1 phần không thể thiếu trong lập trình điều khiển tự động hóa. Các chương trình sẽ được viết bằng bảng mã, sau đó được đọc và dịch sang các lệnh tương ứng. Hiểu về ASCII sẽ giúp kỹ thuật viên viết chương trình, lập trình và sửa lỗi hiệu quả, giúp hệ thống thiết bị công nghiệp vận hành hiệu quả, hiệu suất cao.