Programmable Automation Controller (PAC) là gì? Khác gì với PLC?

5.0/5 (1 Reviews)
22 - 07 - 2021
PAC, PLC là những thiết bị điều khiển lập trình quen thuộc. Nếu, PLC được nhiều người nhắc đến và có tính ứng dụng thì PAC cũng là giải pháp được quan tâm nhiều. Vậy, PAC là gì? PAC khác gì so với PLC

Tự động hóa đã và đang trở thành phần không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ, máy móc là điều cần thiết để hệ thống hoạt động hiệu quả, nâng cao năng suất. Các chương trình điều khiển, lập trình tự động, thiết bị tự động hóa là giải pháp giúp nâng cao chất lượng, quản lý hệ thống.

PAC, PLC là những thiết bị điều khiển lập trình quen thuộc. Nếu, PLC được nhiều người nhắc đến và có tính ứng dụng thì PAC cũng là giải pháp được quan tâm nhiều. Vậy, PAC là gì? PAC khác gì so với PLC? Bạn đọc quan tâm đến PAC trong tự động hóa, có thể tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu PAC là gì?

PAC viết tắt của cụm từ Programmable Automation Controller được biết đến là bộ điều khiển tự động hóa có thể lập trình được/ bộ điều khiển tự động hóa khả trình. PAC được biết đến là sự kết hợp giữa PLC và PC, tạo nên một nền tảng truyền tải chức năng lớn, mở rộng và có tính linh hoạt cao.

PAC là những máy tính kỹ thuật số chứa và thực thi các chương trình nhúng. Chúng được thấy trong nhiều loại quy trình cơ điện khác nhau và thường điều khiển máy móc trong các nhà máy. PAC có năng lực xử lý lớn, được ứng dụng trong hệ thống sản xuất công nghiệp với quy mô lớn, có nhiều tủ rack (tủ mạng) điều khiển và tính phân tán cao. Bộ điều khiển tự động khả trình là giải pháp lai, cải tiến từ PLC và ứng dụng một số tính năng đặc biệt từ PC.

Ưu điểm của PAC trong tự động hóa

PAC là bộ điều khiển lập trình hiện đại, đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp. Cụ thể, các ưu điểm của PAC trong thực tế ứng dụng:

  • Cấu trúc của PAC mở, cho phép đơn giản hóa và nâng cấp các hệ thống điều khiển tự động. Hệ thống PAC có khả năng chạy song song với các bộ điều khiển tự động sẵn có tại nhà máy. Từ đó, chúng nâng cao hiệu quả truy cập dữ liệu, độ chính xác thông tin, nâng cao hiệu suất quá trình.
  • PAC có thể tích hợp vào hệ thống có sẵn, linh hoạt với PLC. Cấu hình PAC cho khả năng thu thập và phân tích dữ liệu tốc độ cao, tạo đầu ra cho PLC. Bộ điều khiển PAC cho phép bổ sung thêm các tính năng mà không cần cấu hình lại hệ thống quá phức tạp và tốn thời gian.
  • Bản chất của PAC là sản phẩm lai giữa PLC và PC tạo nên sự linh hoạt và chức năng tiên tiến cho phần mềm điều khiển. Bộ điều khiển logic khả trình được thừa hưởng đặc điểm đa dạng ngôn ngữ của PC. Do vậy, người vận hành có thể quyết định sử dụng cấu trúc phần mềm chứ không phải phần cứng. Bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ lập trình để phát triển hệ thống, phù hợp với nhu cầu thực tế.
  • PAC được thiết kế cho hệ thống điều khiển phân tán lớn. Với cấu trúc của PAC được tích hợp nhiều tập lệnh điều khiển nâng cao: Điều khiển quá trình, điều khiển trình tự, điều khiển mờ, điều khiển thiết bị.

▷ Xem thêm: Một số sản phẩm Simatic S7-1200 của Siemens

Loại sản phẩm Mã sản phẩm
SM 1221 digital input modules 6ES7221-1BF32-0XB0
SM 1222 digital output modules 6ES7222-1BF32-0XB0
SM 1223 digital input/output modules 6ES7223-1PL32-0XB0

So sánh sự khác biệt cơ bản của PAC và PLC 

PAC và PLC đều là những bộ điều khiển tự động hóa có tính ứng dụng cao. Nhiều người nhầm lẫn giữa 2 bộ điều khiển quan trọng này, dẫn đến sự lựa chọn không đúng đắn. Cùng so sánh sự giống và khác nhau giữa PLC và PAC.

Điểm giống nhau giữa PLC và PAC

PAC và PLC đều là những bộ điều khiển lập trình trong môi trường công nghiệp, nhà máy với quy mô lớn, điều khiển nhiều thiết bị. 

Cả PLC và PAC đều sử dụng các giao thức và mạng kết nối như Ethernet, DeviceNET và ControlNET. Đồng thời chúng được tích hợp phần mềm và cơ sở dữ liệu như SQL và OPC…

Điểm khác nhau giữa PLC và PAC

Như đã phân tích ở trên PAC là sự kết hợp giữa PLC và PC, do vậy, chúng có những đặc điểm tương đối giống nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản nhất giữa PAC và PLC là giao diện lập trình, phạm vi hoạt động cũng như các chức năng riêng của chúng. Cụ thể, sự khác biệt giữa PLC và PAC được phân tích như sau:

  • PAC được lập trình bằng ngôn ngữ C hoặc C++, có cấu trúc mở và có thể kết hợp với nhiều module. Trong khi đó, PLC có chương trình đơn giản hơn, có bộ nhớ han chế và đầu vào đầu ra rời rạc.
  • PAC có thể linh hoạt chọn nhiều ngôn ngữ để lập trình, sử dụng cấu trúc phần mềm. Trong khi, PLC hạn chế hơn về việc lập trình và sử dụng cấu trúc phần cứng.
  • Với bộ điều khiển PAC, người dùng có thể dễ dàng lập trình và tháo lắp module ra khỏi PAC. Hệ thống PLC là hệ thống kết nối dựa trên dây và bổ sung theo yêu cầu, khó đi dây bằng các biện pháp thông thường. 
  • PAC hoạt động tốt ở các phạm vi rộng lớn, nhà máy với thiết bị có độ phân tán cao. Trong khi, PLC hoạt động tốt ở phạm vi nhỏ, điều khiển máy đơn lẻ.

▷ Xem thêm: Phân biệt hệ thống PLC, DCS, RTU, SCADA và PAC.

Hy vọng những phân tích trên đây sẽ giúp người dùng hiểu bản chất của Programmable Automation Controller - PAC và sự khác biệt với điều khiển lập trình PLC đang được ứng dụng phổ biến. Bạn đọc quan tâm, liên hệ với Batiea để được chuyên viên kỹ thuật tư vấn, làm rõ về các bộ điều khiển tự động hóa và lựa chọn giải pháp phù hợp với quy mô, hệ thống sản xuất.

Thông Tin Liên Hệ

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan