Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi nào? Vì sao?

5.0/5 (1 Reviews)
22 - 07 - 2021
Vậy, hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi nào? Nguyên nhân của hiện tượng đoản mạch là do đâu? Bài viết dưới đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về đoản mạch, nguyên nhân và cách khắc phục

Thiết bị điện được thiết kế dựa trên các nguyên tắc vật lý, liên kết tạo thành mạch điện chạy liên tục. Máy móc được lắp đặt vào hệ thống, đảm bảo tính thống nhất, an toàn. Tuy nhiên, nguồn điện vẫn thường xuyên xảy ra các hiện tượng như đoản mạch, ảnh hưởng nhiều đến thiết bị.

Vậy, hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi nào? Nguyên nhân của hiện tượng đoản mạch là do đâu? Bài viết dưới đây của Batiea sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về đoản mạch, nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiện tượng này hiệu quả.

Hiện tượng đoản mạch là gì?

Đoản mạch (ngắn mạch) là hiện tượng xuất hiện khi nguồn điện kết nối với mạch ngoài có điện trở thấp, gần như bằng không. Lúc này, cường độ dòng điện tăng đột ngột, dẫn đến tình trạng nhiệt độ tỏa ra mạnh, từ đó gây ra cháy nổ, hỏa hoạn.

Đoản mạch cũng có thể là hiện tượng cực âm và cực dương kết nối trực tiếp với nhau, nhưng không thông qua thiết bị điện khác. Có thể hiểu, 2 điện cực nối với nhau bằng 1 dây điện có điện trở cực kỳ thấp. 

Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi nào? Vì sao?

Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi dòng điện đi qua thiết bị điện bị bị hỏng, dẫn đến tình trạng ngắn mạch. Tùy theo dòng điện mà hiện tượng đoản mạch có thể chia thành các dạng như:

  • Đoản mạch 3 pha: 3 pha chập lại với nhau.
  • Đoản mạch 2 pha: 2 pha chập lại với nhau.
  • Đoản mạch 1 pha: 1 pha chạm đất hoặc chập phải dây trung bình.
  • Đoản mạch 2 pha nối đất: lúc này 2 pha chập vào nhau và đồng thời chập đất.

Nguyên nhân dẫn đến đoản mạch thường thấy: phần cách điện bị hỏng, dây dẫn bị mưa đổ chập vào nhau, hay sự nhầm lẫn trong quá trình lắp đặt của thợ điện hoặc sau khi sửa chữa nhưng quên không tháo dây nối đất.

Tác hại của hiện tượng đoản mạch cho hệ thống điện

Hiện tượng ngắn mạch là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hệ thống điện. Các tác hại của hiện tượng đoản mạch phải kể đến như:

  • Cường độ dòng điện trong mạch tăng lên quá cao và nhanh gây hiện tượng cháy nổ dây điện. Từ đó, ngắn mạch có thể làm hỏng các thiết bị điện gần đó, chập cháy nổ gây thiệt hại về tài sản.
  • Đoản mạch trong hệ thống điện công nghiệp, đường điện 3 pha có thể gây cháy nổ lớn, gây ra các vụ hỏa hoạn nguy hiểm.

▷ Xem thêm: Mạch khuếch đại là gì? Chức năng và nguyên lý hoạt động của mạch.

Cách kiểm tra ngắn mạch phát hiện kịp thời 

Việc kiểm tra ngắn mạch khi nghi ngờ dòng có dấu hiệu chập cháy, đoản mạch rất cần thiết. Dưới đây là một số cách để bạn kiểm tra mạch phát hiện kịp thời các nguy hiểm.

Kiểm tra ngắn mạch bằng đồng hồ vạn năng

Các bước kiểm tra ngắn mạch bằng đồng hồ vạn năng:

  • Bước 1: Vặn núm của đồng hồ sang thang đo thông mạch, thường nằm ở thang đo điện trở ký hiệu (Ω).
  • Bước 2: Cắm dâu màu đen vào giắc COM, dây màu đỏ vào giắc VΩ.
  • Bước 3: Đặt 2 dây đo vào 2 đầu cần đo và bắt đầu thông mạch. Nếu mạch bị đứt đồng hồ sẽ không kêu, nếu mạch liên tục sẽ có 1 tiếng bip.
  • Bước 4: Kết thúc đo bằng cách rút đầu màu đỏ trước, màu đen sau.

Kiểm tra ngắn mạch bằng ampe kìm

Các bước kiểm tra ngắn mạch bằng ampe kìm như sau:

  • Bước 1: Chuyển nút vặn ampe kìm về thang đo điện trở. Tiếp tục ấn nút Select để trên màn hình xuất hiện biểu đồ sóng âm thanh.
  • Bước 2: Kết nối đầu dò với ampe kìm, dây đỏ với đầu COM, dây đen với đầu V để đo dòng điện.
  • Bước 3: Đặt đầu màu đen vào chân phích cắm, đặt đầu màu đỏ vào chân của phích nguồn để kiểm tra. Khi không xuất hiện tiếng bíp, chứng tỏ dòng không thông, khi xuất hiện tiếng bíp, chứng tỏ dòng hoạt động ổn định và không bị ngắn mạch.

▷ Xem thêm: Top 5 phần mềm vẽ mạch điện công nghiệp mà dân chuyên hay dùng.

Các biện pháp phòng tránh hiện tượng đoản mạch xảy ra

Hiện tượng đoản mạch có thể phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại tài sản và tính mạng con người. Một số biện pháp phòng tránh ngắn mạch hiệu quả:

  • Luôn đảm bảo tắt các thiết bị điện khi không dùng đến, nhổ phích cắm khi không sử dụng.
  • Sử dụng dây điện có tiết diện nhỏ phù hợp với dòng điện.
  • Lắp cầu chì ở tất cả các công tắc để ngắt mạch kịp thời khi cường độ dòng điện quá lớn.
  • Lắp đặt công tắc và thiết bị điện tại nơi thoáng mát, thông thoáng, khô ráo, tránh hiện tượng chập cháy điện nguy hiểm. Đặc biệt tại các khu vực nấu nướng, ngoài trời cần có ổ cách điện, cách nước an toàn.

Đoản mạch là hiện tượng có hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống điện. Thiết bị cầu cần được đấu nối đúng nguyên tắc, đảm bảo an toàn lưới điện, giảm thiểu sự cố cho máy móc. Hiểu rõ về hiện tượng đoản mạch, nguyên nhân gây ra sẽ giúp gia chủ có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ bạn đọc hiểu rõ hiện tượng đoản mạch của nguồn xảy ra khi nào?

Thông Tin Liên Hệ

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan